Phương pháp phỏng vấn cung cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và hành vi tự thuật của đối tượng. Các phương pháp quan sát cung cấp thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu. Người ta có thể quan sát trực tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu hiệu của hành vi. Đôi khi chỉ có thể quan sát gián tiếp dấu hiệ phản ảnh hành vi. Ví dụ muốn nghiên cứu hành vi sử dụng bao cao su trong số gái mãi dâm, NCV không thể trực tiếp quan sát hành vi thực tế sử dụng bao cao su như thế nào. Cũng không thể chỉ dựa vào câu trả lời của các cô gái mãi dâm về số bao cao su mà họ đã sử dụng. Do đó NCV có thể đếm số bao cao su được vứt trong các thùng rác sau mỗi buổi sáng hay sau một khoảng thời gian nhất định nào đó.
1. Phỏng vấn không cấu trúc (Unstructure
Interview)
Là phương pháp được sử dụng
rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội học. Khi sử dụng phương pháp này nghiên
cứu viên (NCV) phải nhớ một số chủ đề cần phỏng vấn và có thể sử dụng một danh
mục chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn. Nghiên cứu viên có thể chủ động
thay đổi thứ tự của các chủ đề tuỳ theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của
người được phỏng vấn. Phỏng vấn không cấu trúc (PVKCT) giống như nói chuyện,
làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ
đề phỏng vấn. Điều cốt yếu quyết định sự thành bại của phỏng vấn không cấu trúc
là khả năng đặt câu hỏi khơi gợi một cách có hiệu quả, tức là khả năng kích
thích người trả lời cung cấp thêm thông tin.
Ưu điểm của PVKCT là cho phép
nghiên cứu viên linh hoạt thay đổi cấu trúc phỏng vấn tùy theo ngữ cảnh và đặc
điểm của đối tượng. PVKCT đặc biệt có ích trong những trường hợp khi mà NCV cần
phỏng vấn những người cung cấp thông tin nhiều lần, trong nhiều hoàn cảnh khác
nhau. Phỏng vấn không cấu trúc cũng hữu ích trong những trường hợp không thể sử
dụng được phỏng vấn chính thức (ví dụ khi nghiên cứu về gái mãi dâm đứng đường
hoặc trẻ em lang thang …). PVKCT đặc biệt hữu ích trong nghiên cứu các chủ đề
nhạy cảm như tình dục, mãi dâm, ma túy hoặc HIV/AIDS … Nhược điểm: Không có mẫu
chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc phỏng vấn là một cuộc trò chuyện không lặp lại vì vậy
rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân tích số liệu.
2. Phỏng vấn bán cấu trúc (Semi-Structure Interview)
Phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng
vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ
tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng
phỏng vấn. Các loại phỏng vấn bán cấu trúc gồm:
Phỏng vấn sâu (In-depth
Interview)
Được sử dụng để tìm hiểu thật
sâu một chủ đề cụ thể, nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin về chủ đề đang
nghiên cứu. Phỏng vấn sâu sử dụng bản hướng dẫn bán cấu trúc trên cơ sở những
phỏng vấn thăm dò trước đó về chủ đề nghiên cứu để có thể biết được câu hỏi nào
là phù hợp.
Nghiên cứu trường hợp (Case
study)
Nhằm thu thập thông tin toàn
diện, có hệ thống và sâu về các trường hợp đang quan tâm. “Một trường hợp” ở
đây có thể là một cá nhân, một sự kiện, một giai đoạn bệnh, một chương trình
hay một cộng đồng. Nghiên cứu trường hợp đặc biệt cần thiết khi nghiên cứu viên
cần có hiểu biết sâu về một số người, vấn đề và tình huống cụ thể, cũng như khi
các trường hợp có nhiều thông tin hay mà có thể đem lại một cách nhìn sâu sắc
về hiẹn tượng đang quan tâm.
Lịch sử đời sống(Life –
History) .
Thông tin về lịch sử đời sống
của cá nhân thường được thu thập qua rất nhiều cuộc phỏng vấn kéo dài (thường
là phỏng vấn bán cấu trúc và không cấu trúc)
Ưu điểm của
PV bán cấu trúc
– Sử dụng bản hướng dẫn phỏng
vấn sẽ tiết kiệm thời gian phỏng vấn
– Danh mục các câu hỏi giúp xác
định rõ những vấn đề cần thu thập thông tin nhưng vẫn cho phép độ linh hoạt cần
thiết để thảo luận các vấn đề mới nảy sinh.
– Dễ dàng hệ thống hoá và phân
tích các thông tin thu được
Nhược điểm: Cần
phải có thời gian để thăm dò trước chủ đề quan tâm để xác định chủ đề nghiên
cứu và thiết kế câu hỏi phù hợp
3. Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống (Structure/System
Interview)
Là phương pháp phỏng vấn tất cả
các đối tượng những câu hỏi như nhau. Thông tin thu được bằng phương pháp này
có thể bao gồm cả các con số và các dữ liệu có thể đo đếm được. Các phương pháp
này được coi là một bộ phận trong nghiên cứu định tính vì chúng giúp cho việc
mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa và hành vi của đối tượng nghiên cứu.
Các phương pháp này nhằm phát
hiện và xác định rõ các phạm trù văn hóa thông qua sự tìm hiểu “những quy luật
văn hóa” trong suy nghĩ của cá nhân, tìm hiểu xem họ nghĩ và biết gì về thế
giới xung quan họ và cách họ tổ chức các thông tin này như thế nào.
Liệt kê tự do (Free listing)
Tách biệt và xác định các phạm
trù cụ thể. NCV yêu cầu đối tượng liệt kê mọi thông tin mà họ có thể nghĩ tới
trong một phạm trù cụ thể. Ví dụ, khi tìm hiểu kiến thức về các bệnh lây truyền
qua đường tình dục ta có thể yêu cầu đối tượng liệt kê tên của các bệnh đó hoặc
liệt kê các con đường lây nhiễm HIV …
Phân loại nhóm (Group category)
Phương pháp này tìm hiểu kiến
thức của đối tượng về các phạm trù khác nhau và mối liên hệ giữa chúng. Ví dụ,
NCV có thể yêu cầu đối tượng phân loại các bệnh của đường sinh dục và các bệnh
lây qua đường tình dục hoặc phân loại những tiếp xúc không gây lây nhiễm HIV và
những tiếp xúc có thể làm lây nhiễm.
Phân hạng sử dụng thang điểm
(Scale category)
Là phương pháp rất phổ biến
trong khoa học xã hội. Các thang điểm thường được sử dụng để phân hạng các
khoản mục trong một phạm trù nào đó. Thang điểm có thể là một dẫy số có thể là
đồ thị.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét