Hệ số hồi quy chuẩn hóa hay chưa chuẩn hóa?

Đây là 2 câu hỏi được khá nhiều bạn sinh viên đặt ra khi làm các bài nghiên cứu về SPSS. Đến bước chạy hồi quy, hầu hết các bạn đều boăn khoăn, không xác định được mình nên dùng hệ số hồi quy chuẩn hóa hay hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa cả.

Để giúp các bạn xác định được khi nào nên dùng chuẩn hóa, khi nào nên dùng chưa chuẩn hóa khi nhận xét phương trình hồi quy. Hôm nay chúng tôi sẽ trình bày một số đặc điểm giữa 2 loại hệ số này để các bạn hiểu thêm và áp dụng cho đúng trường hợp.

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa và Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Coefficientsa
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
1
(Constant)
-.136
.307

-.442
.658
Tienich
.090
.046
.107
1.957
.051
Chiphi
.186
.045
.222
4.097
.000
Thaido
.108
.051
.113
2.141
.033
dichvu
.141
.047
.153
3.002
.003
antoan
.140
.050
.148
2.789
.006
Chinhsach
.189
.049
.190
3.888
.000
Truyenthong
.156
.044
.187
3.549
.000
a. Dependent Variable: Sudung


Trong bảng hệ số hồi quy Coefficients từ phân tích hồi quy bằng SPSS, phần đóng khung viền đỏ chính là cột biến và hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa, độ lệch chuẩn tương ứng.

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa chúng ta thường viết thu gọn có dạng: 

phuong-trinh-hoi-quy-chua-chuan-hoa 2
Giá trị Bo chính là Constant trong bảng hệ số hồi quy.

Đối với phương trình dạng này, các hệ số hồi quy phản ánh sự thay đổi của biến phụ thuộc khi một biến độc lập thay đổi và các biến độc lập còn lại được giữ nguyên.

Nhận xét: Trong điều kiện các biến khác không thay đổi giá trị, khi X1 thay đổi 1 đơn vị (của X1), Y sẽ thay đổi B1 đơn vị (của Y).

NHẬN XÉT
- Trong phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa thì các biến giữ nguyên đơn vị gốc của mình.

 - Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa mang ý nghĩa toán học hơn là ý nghĩa kinh tế khi chỉ phản ánh sự thay đổi của biến phụ thuộc khi từng biến độc lập thay đổi trong điều kiện các biến độc lập còn lại phải cố định.

Phương trình hồi quy chuẩn hóa và Hệ số hồi quy chuẩn hóa

Coefficientsa
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
1
(Constant)
-.136
.307

-.442
.658
Tienich
.090
.046
.107
1.957
.051
Chiphi
.186
.045
.222
4.097
.000
Thaido
.108
.051
.113
2.141
.033
dichvu
.141
.047
.153
3.002
.003
antoan
.140
.050
.148
2.789
.006
Chinhsach
.189
.049
.190
3.888
.000
Truyenthong
.156
.044
.187
3.549
.000
a. Dependent Variable: Sudung

Trong bảng hệ số hồi quy Coefficients từ phân tích hồi quy bằng SPSS, phần đóng khung viền đỏ ở vị trí này là cột hệ số hồi quy chuẩn hóa.

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa chúng ta thường viết thu gọn có dạng: 

Đối với phương trình dạng này, các hệ số hồi quy phản ánh mức độ, thứ tự ảnh hưởng của mình đến đến biến phụ thuộc. Từ phương trình hồi quy chuẩn hóa, chúng ta sẽ biết được biến X nào ảnh hưởng mạnh hay yếu đến biến Y căn cứ vào hệ số hồi quy chuẩn hóa, hệ số càng lớn thì tầm quan trọng của biến đối với Y càng lớn.

Từ phương trình hồi quy chuẩn hóa ta thấy được rằng, chi phí là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất tới quyết định sử dụng thẻ thanh toán.. Nhân tố ảnh hưởng mạnh thứ 2 là Chính sách tín dụng. Nhân tố ảnh hưởng yếu nhất tiện ích ngân hàng.

    NHẬN XÉT
    - Trong phương trình hồi quy chuẩn hóa thì các biến đã được quy về cùng một đơn vị,

    - Phương trình hồi quy chuẩn hóa mang ý nghĩa kinh tế nhiều hơn là toán học. Căn cứ vào phương trình hồi quy, nhà kinh tế xác định được rằng yếu tố nào quan trọng nhất (hệ số hồi quy chuẩn hóa càng lớn càng quan trọng), yếu tố nào ít quan trọng hơn đề dành thời gian + tiền bạc đầu tư một cách hợp lý (hệ số hồi quy lớn nhất thì quan tâm, đầu tư nhiều hơn bởi vì nó tác động mạnh nhất tới Y).

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

    PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG'S BLOG GỬI LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH TỚI CÁC BẠN HỌC VIÊN, BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP, KHÁCH HÀNG ĐÃ ỦNG HỘ CHÚNG TÔI!