Khái niệm nghiên cứu định lượng thì bắt đầu từ những năm
1980 thì theo Cohen(1980) nghiên cứu định lượng được hiểu là phương pháp nghiên
cứu thực tiễn(khác với nghiên cứu lý thuyết thuần).
Cũng theo Cohen thì nghiên cứu định lượng là
trình diễn số và xử lý những quan sát mô tả và giải thích hình thái những quan
sát phản ánh. Đến năm 1994 thì Creswell định nghĩa nghiên cứu định lượng là giải
thích hiện tượng bởi tập hợp dữ liệu dạng số và phân tích sử dụng những phương
thức toán học (mà cụ thể ở đây là thống kê).Như vậy có thể hiểu Crewell đã định
nghĩa khá rõ ràng và đơn giản, dễ hiểu bởi như sau:
Thứ nhất, Tập hợp dữ liệu số (lấy mẫu) bao gồm các công việc
như đi sưu tập dữ liệu (lên mạng download), làm bảng hỏi, rồi đi lấy ý kiến những
đối tượng mà người nghiên cứu mong muốn.
Thứ hai, Sử dụng phương thức toán học. Phương thức toán học ở
đây được nhiều người hiểu rằng chỉ phải hiểu rất rõ thống kê. Điều này cũng
không hẳn đúng lắm và làm nhiều người sợ vì những con số, công thức thống kê rắc
rối. Câu hỏi đặt ra là nếu một người không biết thống kê có làm được nghiên cứu
định lượng không? Câu trả lời rằng không cần quá hiểu sâu để có thể làm nghiên
cứu định lượng bởi vì hiện nay có những công cụ làm thay như SPSS, Eviews,
Stata… nhưng bạn cũng nên hiểu ý nghĩa của những con số thống kê hơn là nhớ
công thức máy móc của nó.
Phân loại nghiên cứu định lượng:
Có nhiều kiểu phân loại nhưng có một số kiểu phân loại phổ
biến nghiên cứu định lượng đó là:
Phân loại theo thời gian: Nghiên cứu lịch sử, hiện tại và
tương lai.
Phân loại theo ứng dụng của nghiên cứu: Một số cách phân loại
theo loại ứng dụng như sau nghiên cứu tìm cách ứng dụng, nghiên cứu tìm sự
tương quan, nghiên cứu tìm ra sự giải thích, nghiên cứu phục vụ cho nghiên cứu
định tính….Ví dụ như cần tìm sự tương quan giữa số lượng khách hàng truy cập
website hocthue.net và mối quan hệ với thời gian trên website và số lượng khách
thuê viết luận văn, tiểu luận thì có thể
thấy như sau: Số lượng khách truy cập website nhiều thì số khách thuê viết luận
văn sẽ cao.
CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.
Thông thường theo các quy định của các trường khác nhau thì
có những chỉ dẫn khác nhau. Dưới đây chúng tôi tóm tắt một số bước nghiên cứu định
lượng chủ yếu như sau:
Bước 1: Tổng quan nghiên cứu hoặc cơ sở lý thuyết
Phần này bao gồm đánh giá xem xét các nghiên cứu liên quan để
đến xây dựng mô hình nghiên cứu của riêng mình. (Literature Review, viết tắt
LR).
Ví dụ như mô hình sau là các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng của
Hocthue.net được đánh giá bởi các yếu tố sau:
Có ba yếu tố chính được xem xét đó là Tốc độ website (biến
Speed), Tần suất đăng bài (biến Freq), biến chất lượng nội dung (Content) ảnh
hưởng đến thứ hạng website (biến phụ thuộc Ranking).
Một số người thường iết đơn giản hơn là viết liệt kê các
nghiên cứu tương tự chứ chưa viết quen theo kiểu của các trường nước ngoài.
Bước 2: Chuẩn bị nghiên cứu
Phần này bao gồm:
a Đặt ra câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu như bánh tàu
để xác định hướng đi. Nhờ có phần lý thuyết bạn sẽ thấy những hạn chế mà các
nghiên cứu trước chưa trả lời được hoặc nếu bạn cần tìm hiểu một vấn đề nào đó
mà chưa có câu trả lời.
b Chuẩn bị tiền nghiên cứu: Xác định cỡ mẫu, xác định bộ dữ
liệu sẽ thu thập, thông tin và các biến cho mô hình ở trên. Bạn phải có chiến
lược thu thập dữ liệu. Có thể một số dữ liệu bạn không dễ dàng lấy được như
thông tin như thu thập ở đâu? ở bệnh viện, trường học và các nơi công cộng…
c Thiết kế nghiên cứu:
Những chiến lược nghiên cứu của bạn như dùng chương trình
nào để chạy kết quả để thể hiện ý nghĩa thống kê, xác suất, mức độ quan hệ giữa
các biến…. chẳng hạn khi đo muốn thống kê mô tả thì sẽ có bảng tần suất, mức độ quan hệ thì sử dụng bảng chéo (Cross
Table, Hệ số tương quan, Chi-Que), kiểm tra giả thuyết thì sử dụng t-test .
Cũng có thể bạn quan tâm đến các chỉ số thống kê như mức ý nghĩa, hệ số hồi
quy, hệ số tương quan (R)…
Bước 3: Thực hiện Nghiên cứu
- Lấy mẫu, và mã hóa
- Phân tích dữ liệu
Câu hỏi ở phần này có lẽ nhiều người quan tâm về các phương
thức toán học phức tạp có thể bạn đã quên. Bạn có thể tìm các sách về thống kê ở
phần này tìm hiểu hơn.
Kết luận và đề xuất.
Từ những kết quả trên để đưa ra kết luận và đề xuất.
Tham khảo:
Creswell, J. (2003). Research design: Qualitative,
quantitative and mixed methods approaches (2nd ed.).
Robert Szafran - Stephen F. Austin (2012), Answering
Questions With Statistics
0 nhận xét:
Đăng nhận xét