Khái niệm về cạnh tranh (compete)
Có nguồn gốc latin: competere, nghĩa là tham
gia đua tranh với nhau (Neufeldt, 1996). Cạnh tranh cũng
có nghĩa là nổ lực hành động để thành công hơn, đạt kết quả tốt hơn người đang
có hành động như mình. Do đó, sự cạnh tranh (competition) là sự kiện, trong đó,
cá nhân hay tổ chức cạnh tranh nhau để đạt thành quả mà không phải mọi người
đều giành được (Wehmeier, 2000).
Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là
việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay
nguồn lực của các doanh nghiệp.Tuy nhiên, bản chất cạnh tranh ngày nay không
phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho
khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể
lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh. (Michael Porter, 1996)
Có nhiều lý thuyết kinh tế và quản trị về cạnh
tranh, trong đó hai khái niệm được đề cập đến nhiều nhất là năng lực cạnh tranh
(competitiveness) và lợi thế cạnh tranh (competitive advantage) trong giải
thích sự khác biệt trong thành quả (performance) cạnh tranh giữa các thực thể
kinh tế (quốc gia, ngành, công ty, hộ gia đình).
Nhìn chung khi xác định tính cạnh tranh của
một doanh nghiệp hay một ngành công nghiệp cần xem xét đến tiềm năng sản xuất
một hàng hóa hay dịch
vụ ở một mức giá thỏa hai điều kiện: (1) ngay bằng hay thấp hơn
mức giá phổ biến, (2) không phải có trợ cấp.
Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Trong quá trình nghiên cứu cạnh tranh, người
ta đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở
các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch
vụ…Ở luận văn này, sẽ chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trong ngành.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể
hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc
thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn.
Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội
hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ,
tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp…một cách riêng biệt mà cần đánh
giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực,
cùng một thị trường.
rên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng
lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh
tranh cho riêng mình. Nhờ lợi thế, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi
hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh
tranh. (Lê Công Hoa, 2006)
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào
có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì
doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là,
doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm
mạnh mà mình có để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng. Những điểm mạnh
và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các hoạt động chủ
yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, cộng nghệ, quản trị,
hệ thống thông tin,…
Như vậy, có thể thấy, khái niệm năng lực cạnh
tranh là một khái niệm động, được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác
động của cả môi trường vi mô và vĩ mô. Một sản phẩm có thể năm nay được đánh
giá là có năng lực cạnh tranh, nhưng năm sau, hoặc năm sau nữa lại không còn có
khả năng cạnh tranh nếu không giữ được các yếu tố lợi thế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét