Chúng tôi giới thiệu các bạn kiểm định bootstrap, thông thường đây là một trong những kiểm định cuối cùng, và là phần việc cuối cùng khi phân tích dữ liệu mô hình SEM, với phần mềm AMOS.
Việc kiểm định bootstrap được tiến hành để kiểm tra lại mô hình. Bootstrap là phương pháp lấy mẫu lại có thay thế trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò đám đông. Trước tiên chạy chương trình AMOS, vào menu View-Analysis Properties để hiện lên hộp thoại Analysis Properties.Chọn Tab Bootstrap, check vào Perfom bootstrap, chọn 1000, sau đó đóng cửa sổ này lại.
Sau đó nhấn nút calculates estimate để thực hiện tính toán. Cửa sổ output sẽ xuất hiện thêm khái niệm bootstrap standard errors. Ta chọn mục Standardized Regression Weights và Bootstrap standard errors như trong hình vẽ.
Ở đây cột Mean là hệ số hồi quy của ước lượng bootstrap, cột Bias là chênh lệch giữa cột hệ số hồi quy Mean và giá trị hệ số hồi quy Estimate khi chạy không có Bootstrap. Cột SE-Bias là Standard errors của cột Bias. Ở đây chúng ta cần tính giá trị tới hạn C.R Critical Ratios cho nó. Các bạn copy kết quả vào excel và tính toán giá trị tới hạn bằng cách lấy giá trị Bias chia cho Se_Bias.
Sau đó so sánh giá trị C.R này với 1.96 ( do 1.96 là giá trị của phân phối chuẩn ở mức .9750 , nghĩa là 2.5% một phía, 2 phía sẽ là 5%). Cột P <5% thì kết luận là giả thuyết Bias khác 0 có ý nghĩa thống kê. Do giả thuyết H0 : Bias =0, Ha: Bias <>0
Nếu giá trị C.R này > 1.96 thì suy ra p-value < 5%, chấp nhập Ha, kết luận độ lệch khác 0 có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%.
Còn nếu C.R < 1.96 , suy ra p-value > 5%, bác bỏ Ha, chấp nhận H0, kết luận độ lệch khác 0 không có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%, và như thế ta kết luận được mô hình ước lượng (lúc trước khi check vào option bootstrap) có thể tin cậy được. Thông thường đây là kết quả mong đợi khi phân tích SEM.
Sau đây là phần lý thuyết ( theo Phạm Đức Kỳ- Bùi Nguyên Hùng):
Kiểm tra ước lượng mô hình bằng phương pháp Bootstrap
Mô hình cuối cùng cũng như các mô hình phù hợp khác cần thiết phải có bộ dữ liệu độc lập với nhau, hay cỡ mẫu ban đầu khá lớn. Trong phương pháp nghiên cứu định lượng bằng phương pháp lấy mẫu, thông thường chúng ta phải chia mẫu thành 02 mẫu con. Mẫu con thứ nhất dùng để ước lượng các tham số mô hình và mẫu con thứ hai dùng để đánh giá lại:
Định cỡ mẫu con thứ nhất dùng để khám phá,
Dùng cỡ mẫu con thứ hai để đánh giá chéo (Cross-Validation)
Chỉ số đánh giá chéo CVI (Cross-Validation Index) đo khoảng cách giữa ma trận Covariance phù hợp trong mẫu con thứ nhất với ma trận Covariance của mẫu. Chỉ số CVI nhỏ nhất cho phép kỳ vọng trạng thái mẫu lặp lại càng ổn định. Cách khác là lặp lại nghiên cứu bằng một mẫu khác. Hai cách trên đây thường không thực tế vì phương pháp phân tích mô hình cấu trúc thường đòi hỏi mẫu lớn nên việc làm này tốn kém nhiều thời gian, chi phí [Anderson & Gerbing 1998]. Trong những trường hợp như vậy thì Boostrap là phương pháp phù hợp để thay thế[Schumacker & Lomax 1996]. Bootstrap là phương pháp lấy mẫu lại có thay thế trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò đám đông. Phương pháp Boostrap thực hiện với số mẫu lặp lại là N lần. Kết quả ước lượng từ N mẫu được tính trung bình và giá trị này có xu hướng gần đến ước lượng của tổng thể. Khoảng chênh lệch giữa giá trị trung bình ước lượng bằng Bootstrap và ước lượng mô hình với mẫu ban đầu càng nhỏ cho phép kết luận các ước lượng mô hình có thể tin cậy được.
Eviews là một phần mềm nghiên cứu định lượng phục vụ cho phân tích và dự báo dự lieu phổ biến hiện nay. Hôm nay mình sẽ hướng các bạn download EViews 8.1 Full Crack và Hướng dẫn các bạn Crack EViews8.1 Full.
Chú ý: Để máy tính các bạn cài đặt thành công thì yêu cầu máy bạn phải cài đặt .Net 3.5 nhé nay mình cài mà máy chưa cài nên sẽ nhận thông báo sau nếu bạn nào gặp lỗi gì có thể chụp hình và để lại hình ở dưới bình luận mình sẽ giúp nếu có thể nhé.
Download EViews 8.1 Full Crack: Fshare: http://www.fshare.vn/file/GKYZ7R9G89/ File gồm có ba file chính một file cài đặt một file update lên bản mới nhất và một file Path để kích hoạt bản quyển nếu bạn muốn dung bản EViews 8 thì không cần phải chạy file update nhé.
Hướng dẫn cài đặt EViews 8: Sau khi download về các bạn giải nén và chạy file EViews8Installer.exe để bắt đầu cài đặt để tránh việc một số máy bị lỗi bạn nên chạy dưới quyền Admin bang cách click chuột phải chọn Run Administrator. Khi xuất hiện bản " Welcome the EViews installer " bạn chọn next để tiếp tục quá trình cài đặt nhé. Bạn chọn "I accept the terms ...." rồi Next nhé. Đến đây bạn có thể để mặt đinh rồi chọn next thì phần mềm sẽ cài vào Ổ C. Bạn nhập Serial Number là demo rồi chọn Next nhé Đến đây bạn có thể bỏ những thứ mình không dung đến mình không phải dân kinh tế nên chọn All và sau đó chọn next nhé. Chon Next để tiếp tục cài đặt. Đến đây bạn chọn "No, I Would like...." rồi chọn next để bắt đầu quá trình cài đặt Song bạn đợi quá trình cài đặt thành công à hiện thông báo bạn chọn finish để hoàn thành quá t rình cài đặt Eview 8. Khi đó sẽ hiện hai thông báo bạn chọn Ok hết nhé. Nếu bạn muốn dùng bản 8 thì chuyển qua bước Crack nha nếu bạn muốn dùng bản 8.1 thì thược hiện bước update lên 8.1 rồi thực hiện Crack sau cũng được.
Hướng dẫn Update EViews 8.1: Bạn chạy file EViews8Patch_102114.exe lên rồi chọn next hết để update bản 8.1 rồi chuyển qua bước Crack nhé
Hướng dẫn Crack EViews: Bạn chép file EViews.8-patch.exe vào thư mục mặt đinh của Eview 8 đã cài là Đối với máy 64 bit
iện nay nhận thấy nhu cầu download bài báo khoa học của các bạn sinh viên và nghiên cứu sinh ngày càng nhiều nên xin chia sẻ cách download miễn phí bài báo khoa học từ trang Sciencedirect. Tuy nhiên không khuyến khích nhé các bạn vì người nghiên cứu bỏ ra rất nhiều chất xám, các bạn sử dụng chất xám đó thì phải biết tôn trọng họ bằng cách mua bài báo nếu có điều kiện nhé.
Trang web http://www.sciencedirect.com là một trong những thư viện đồ sộ cung cấp các bài báo chuyên ngành, tạp chí khoa học trên thế giới ở hầu hết các các chuyên ngành, tuy nhiên để tải về đọc hay nghiên cứu thì thông thường chúng ta phải bỏ ra một khoản phí nhất định khoảng 35 USD tùy từng tài liệu. Sinh viên VN thì đa số còn nghèo, chính vì thế chúng tôi xin hướng dẫn cách tải tài liệu từ trang Sciencedirect mà không phải trả phí. (Lưu ý hướng dẫn còn dùng tốt đến thời điểm này)
Bước 1: Vào trang Sciencedirect và tiến hành tìm kiếm bài báo khoa học mình cần Download như bình thường
Bước 2 : Các bạn lựa chọn bài báo khoa học mình cần tải về
Bước 3 : Copy liên kết của bài báo khoa học cần tải về
Sau khi chọn vào bài báo các bạn sẽ thấy số DOI bên ở dưới (như hình ở bước 3) DOI: 10.1016/S0034-3617(00)87457-3. Cuối cùng bạn copy số DOI này vào trang http://sci-hub.org cũng sẽ giúp bạn tải được tài liệu này. )
Bước 5: Chọn biểu tượng download để tài bài báo khoa học về máy
Các bạn nào có khó khăn gì hay không download được bài báo khoa học từ trang Science Direct hoặc cần giúp đỡ cứ để lại comment, chúng tôi sẽ giúp đỡ nhé!
Nhóm sẽ trình bài về khái niệm phương sai sai số thay đổi: định nghĩa, cách phát hiện, cách khắc phục phương sai sai số thay đổi sử dụng phần mềm Eviews.
Định nghĩa phương sai của sai số thay đổi
Một giả thiết quan trọng trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là các yếu tố nhiễu ui (hay còn gọi là phần dư residuals) xuất hiện trong hàm hồi quy tổng thể có phương sai không thay đổi (homoscedasticity, còn gọi là phương sai có điều kiện không đổi); tức là chúng có cùng phương sai. Nếu giả thiết này không được thỏa mãn thì có sự hiện diện của phương sai thay đổi. Phương sai thay đổi (Heteroscedasticity, còn gọi là phương sai của sai số thay đổi) .
Phương sai thay đổi không làm mất đi tính chất không thiên lệch và nhất quán của các ước lượng OLS. Nhưng các ước lượng này không còn có phương sai nhỏ nhất hay là các ước lượng hiệu quả. Tức là chúng không còn là các ước lượng tuyến tính không thiên lệch tốt nhất (BLUE). Khi có phương sai thay đổi, các phương sai của các ước lượng OLS không được tính từ các công thức OLS thông thường. Nhưng nếu ta vẫn sử dụng các công thức OLS thông thường, các kiểm định t và F dựa vào chúng có thể gây ra những kết luận sai lầm.
Cách phát hiện phương sai sai số thay đổi trong Eviews
Cách 1: Kiểm định Phương sai sai số thay đổi Heteroskedasticity Test bằng kiểm định White Vào menu: View – Residual analysis – heteroscedasticity test, chọn kiểm định White
Kết quả như sau:
The Obs*R-squared statistic is White’s test statistic, ta cần xem p_value như phần tô đỏ trong hình.
Giả thiết H0 của White test: phương sai không đổi. Nếu p-value < 0.05, bác bỏ Ho (với phát biểu Ho: Phương sai qua các thực thể là không đổi)( làm bài mong đợi p-value >5% để kết luận phương sai không đổi)
Cách 2: Kiểm định Phương sai sai số thay đổi Heteroskedasticity Test bằng kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey Vào menu: View – Residual analysis – heteroscedasticity test, chọn kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey
Ta cần xem p_value như phần tô đỏ trong hình, vẫn trong hàng Obs*R-squared nhé.
Nếu p-value < 0.05, bác bỏ Ho (với phát biểu Ho: Phương sai qua các thực thể là không đổi)( làm bài mong đợi p-value >5% để kết luận phương sai không đổi)
Cách khắc phục phương sai thay đổi trong Eviews
Sử dụng mô hình sai số chuẩn mạnh: Sau khi ước lượng hồi quy, chọn estimate, trong tab option , chỗ Cofficience variance matrix ta chọn White , sau đó nhấn OK
Giả sử chúng ta có 100 người , và có trình độ học vấn khác nhau tại một tỉnh nọ. Câu hỏi đặt ra là có sự liên quan giữa giới tính và trình độ học vấn hay không. Lúc đó ta sẽ dùng kiểm định Chi2 có nhà nghiên cứu đọc là khi bình phương, khi square). Bài này sẽ dùng hai cách:Cách tính toán bằng tay để ra được chỉ số chi-square, df, sig.
và cách làm bằng SPSS để ra kết quả, để các bạn nắm chắc hơn kiến thức về phần Chi Square này
Cách thực hiện kiểm định chi-square bằng phần mềm SPSS
Đầu tiên vào menu Analyze- Descriptive Statistics – Crosstabs, sau đó đưa hai biến giới tính , bằng cấp GIOITINH và BANGCAP vào hai ô tương ứng như trên hình. Sau đó nhấn vào nút Statistics, chọn Chi-square để thực hiện kiểm định.
Chọn ô Cells và nhấn chọn Observed, Expected và Total như trong hình. Về ý nghĩa thì Observed là số lượng thực tế quan sát, Expected là số lượng kì vọng, Total là tổng phần trăm theo từng dòng và từng cột. Giá trị expected sẽ được tính toán bằng tay ở bước sau để cho các bạn hiểu rõ.
Kết quả ra như sau:
Các giá trị ở ô màu đỏ là giá trị thực tế quan sát được. Ví dụ số 6 ở hàng màu đỏ đầu tiên. Đó là có 6 người Nam học CAO ĐẲNG. Số 35 bên tay phải của số 6 có nghĩa là có 35 người Nam học ĐẠI HỌC.
Các giá trị ở ô màu xanh là giá trị kì vọng mong đợi . Ví dụ số 5.6 ở hàng màu xanh đầu tiên. Đó là có 5.6 người Nam kì vọng học CAO ĐẲNG. Số 38.6 bên tay phải của số 5.6 có nghĩa là có 38.6 người Nam kì vọng học ĐẠI HỌC.
Giá trị kì vọng expected cũng khá dễ hiểu, đó là khi có giả thiết độ tuổi và trình độ không có quan hệ với nhau. Thì xác suất xuất hiện của độ tuổi và giới tính độc lập nhau. Lúc đó công thức tính xác suất P(gioitinh & dotuoi)=P(gioitinh)*P(dotuoi) .
Về kết quả kiểm định chi-square trong phần hình màu vàng. Giá trị Asymptotic Significance (2-sided) = 0.238 chính là significane 2 đuôi của kiểm định. Kiểm định Chi-bình phương chỉ có ý nghĩa khi số quan sát đủ lớn, nếu có nhiều hơn 20% số ô trong bảng chéo có tần suất mong đợi expected value nhỏ hơn 5 thì giá trị chi-square nói chung không còn đáng tin cậy. Cuối bảng Chi-Square Tests luôn đưa ra một dòng thông báo cho bạn biết có bao nhiêu % số ô có tần suất mong đợi expected value dưới 5 của bảng. Nếu số này dưới 20% thì chúc mừng bạn. Còn nếu trên 20% bạn phải tính đến các biện pháp khác, như là sử kiểm định Fisher's exact test. ( nếu bảng dữ liệu 2×2 thì fisher sẽ tự hiện ra sau giá trị chi square trong bảng kết quả này).
Ở đây ta thấy có 3 giá trị cần lưu ý: giá trị chi square là 2.873, giá trị bậc tự do df là 2, giá trị sig. là 0.238. Do sig. > 5% nên có bằng chứng cho thấy hai biến này độc lập với nhau. Do đó kết luận giữa HỌC VẤN và GIỚI TÍNH không có quan hệ với nhau. Còn nếu sig<5% thì có bằng chứng cho thấy hai biến này không độc lập với nhau.
Nghiên cứu khoa học là việc thu thập, phân tích và lý giải số liệu để giải quyết một vấn đề hay trả lời một câu hỏi (Varkevisser, 1991). Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng đầu tiên trong các nghiên cứu nhân chủng học. Để có được những thông tin sâu, các nhà nhân chủng học đi đến sống ở các cộng đồng mà họ muốn nghiên cứu, họ thường sử dụng các kỹ thuật như phỏng vấn phi cấu trúc, thu thập lịch sử đời sống, thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp để quan sát và tìm hiểu những nguyên nhân chi phối hành vi ứng xử của người dân. Ngày nay, các kỹ thuật đó được sử dụng rộng rãi không chỉ trong phạm vi của nhân chủng học mà còn ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là lĩnh vực Y- Xã hội học.
Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu định tính là gì?
Nghiên cứu định tính (NCĐT) là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày. Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập. Đó là một trong những khác biệt cơ bản giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
So sánh nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định lượng (NCĐL) sử dụng một bảng hỏi đã chuẩn bị trước theo một cơ cấu nhất định cho mọi đối tượng nghiên cứu. Một ví dụ điển hình của phương pháp này là điều tra KAP (Knowledge Attitude Pratice: Kiến thức – Thái độ – Thực hành). Nghiên cứu KAP cho phép suy luận thống kê từ kết quả thu được ở các mẫu tương đối nhỏ ra quần thể lớn hơn; nó cũng cho phép đo lường và đánh giá mối liên quan giữa những biến số; tiến hành điều tra khá dễ và triển khai khá nhanh chóng và kết quả thu được từ các cuộc điều tra tốt có thể sử dụng để so sánh theo thời gian hoặc giữa các vùng. Tuy nhiên KAP có một số nhược điểm và cần được sử dụng một cách thận trọng. Đáng lưu ý nhất là những sai số không do chọn mẫu, ví dụ người được hỏi trả lời không đúng các câu hỏi vì không nhớ hoặc do hiểu sai hoặc cố tình nói dối. Hai vấn đề nghiêm trọng nhất là:
– Sự phiên dịch lại về mặt văn hóa: xảy ra khi đối tượng phỏng vấn không hiểu câu hỏi đặt ra như ý định của nhà nghiên cứu mà lại hiểu khác đi và trả lời theo cách hiểu của họ.
– Những sai số ngữ cảnh là những yếu tố liên quan đến bản thân cuộc phỏng vấn. Phương pháp nghiên cứu định luợng giả định rằng hành vi và thái độ của con người không thay đổi theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, câu trả lời của đối tượng có thể thay đổi phụ thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau.
– Nghiên cứu định tính cho phép các nghiên cứu viên hạn chế các sai số ngữ cảnh bằng cách sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn và tạo ra một môi trường phỏng vấn mà trong đó đối tượng cảm thấy thoải mái nhất.
Các phương pháp thu thập thông tin khác nhau đem lại thông tin khác nhau. Vì vậy trước khi quyết định sử dụng phương pháp nào cần phải xác định loại thông tin nào cần thiết nhất cho mục đích nghiên cứu. Các phương pháp NCĐT và NCĐL có thể kết hợp để bổ sung lẫn cho nhau. Ví dụ:
– NCĐT có thể hỗ trợ cho NCĐL bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra.
– NCĐL có thể hỗ trợ cho NCĐT bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu
– NCĐT có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các NCĐL
Sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp
Sử dụng NCĐT trong trường hợp
Sử dụng NCĐL trong trường hợp
Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ
Chủ đề nghiên cứu đã được xác định rõ và đã quen thuộc
Nghiên cứu thăm dò, khi chưa nắm được những khái niệm và các biến số
Khi những vấn đề cần đo lường khá nhỏ hay đã từng được giải quyết
Khi cần thăm dò sâu, khi muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa những khía cạnh đặc biệt của hành vi với ngữ cảnh rộng hơn
Khi không cần thiết phải liên hệ những phát hiện với các bối cảnh xã hội hay văn hóa rộng hơn hay bối cảnh này đã được hiểu biết đầy đủ
Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa, nguyên nhân hơn là tần số
Khi cần sự mô tả chi tiết bằng các con số cho một mẫu đại diện
Khi cần có sự linh hoạt trong hướng nghiên cứu để phát hiện những vấn đề mới và khám phá sâu một chủ đề nào đó
Khi khả năng tiến hành lại sự đo lường là quan trọng
Nghiên cứu sâu và chi tiết những vấn đề được chọn lựa kỹ càng, những trường hợp hoặc các sự kiện
Khi cần khái quát hóa và so sánh kết quả trong quần thể nghiên cứu
Viết đi viết lại, suy ngẫm, viết câu ngắn. Nên tạo các đề mục theo trình tự logic như quy định của tạp chí. Lưu ý sử dụng thì của động từ trong các phần như phần đặt vấn đề và bàn luận thường sử dụng thì hiện tại và quá khứ; phần phương pháp, kết quả và kết luận hoàn toàn thì quá khứ; phần khuyến nghị dùng thì tương lai, hình và biểu đồ đơn giản, tránh sử dụng hình 3D, không màu và không trùng lặp với bảng
Cách viết và cấu trúc chi tiết một bài báo khoa học
Bài báo khoa học là bản báo cáo kết quả nghiên cứu của một người hay một nhóm nào đó. Bài báo khoa học được đăng tải phải có 5 bước:
– Lựa chọn chủ đề nghiên cứu phù hợp
– Thiết kế nghiên cứu
– Thu thập số liệu
– Phân tích số liệu
– Trình bày kết quả
Phương pháp viết bài báo khoa học gồm 4 phần chính (theo chuẩn IMRAD)
– Giới thiệu: I(Introduction) nêu vấn đề đã được chọn lựa để nghiên cứu
– Phương pháp: M(Method) sử dụng phương pháp nào và tiến hành ra sao?
– Kết quả: R (Result) phát hiện gì từ việc nghiên cứu.
– Và: A (And)
– Bàn luận: D (Discusion) ý nghĩa của những phát hiện từ nghiên cứu.
Cấu trúc chi tiết của một bài báo gồm các phần sau:
– Tiêu đề (Title)
– Tên tác giả (Authorship)
– Tóm tắt (Abstract or Summary)
– Từ khóa (Key words)
– Đặt vấn đề (Introduction) và mục tiêu nghiên cứu (Objective)
– Phương pháp nghiên cứu (Materials and Methods)
– Kết quả (Results)
– Bàn luận (Discussion)
– Kết luận (Conclusion), có thể ghép với bàn luận
– Lời cảm ơn (Acknowledgements)
– Tài liệu tham khảo (References)
– Phụ lục (Appendix)
Để được đăng ở các loại tạp chí tác giả cần biết rõ ràng về loại bài báo mà ta dự định viết, thực hiện đúng theo hướng dẫn yêu cầu của từng tạp chí. Văn phong rõ ràng, cách viết khoa học, viết phản ánh sự thật từ nghiên cứu một cách trung thực, chính xác, tránh dùng văn nói trong bài báo cáo.
Cách viết cụ thể cho bài báo gồm các phần sau:
* Tiêu đề bài báo: viết trên trang đầu của một bài báo, thường ở trung tâm, không gạch chân, nghiêng tựa đề, dưới tựa đề là tên tác giả và nơi làm việc của từng tác giả. Để có một tựa đề tốt, nên xem xét đến một số khía cạnh, không viết tắt, không đặt tựa đề mơ hồ, cần có yếu tố mới, có liên quan từ khóa quan trọng sử dụng trong các cơ sở dữ liệu, không dài quá 20 từ.
Ví dụ:
Tiêu đề chưa tốt: Nghiên cứu hút thuốc lá trong sinh viên Đại học 2014.
Tiêu đề tốt hơn: Thực trạng sử dụng thuốc lá trong sinh viên Đại học và một số yếu tố ảnh hưởng-Năm 2014
* Tóm tắt: có thể sử dụng 1 trong 2 loại tóm tắt:
Tóm tắt không cấu trúc hoặc tóm tắt không tiêu đề là một đoạn văn duy nhất tóm tắt công trình nghiên cứu.
Tóm tắt có cấu trúc hoặc tóm tắt có tiêu đề là có nhiều đoạn văn theo các tiêu đề sau đây: hoàn cảnh và mục tiêu (Background &Aims), phương pháp thực hiện (Methods), kết quả nghiên cứu (Results), và kết luận (Conclusions). Số lượng từ tóm tắt khoảng 200-300 từ, chi tiết như sau:
– Hoàn cảnh và mục đích nghiên cứu:
Câu 1: mô tả vấn đề tác giả quan tâm là gì, tình trạng tri thức hiện tại ra sao.
Câu 2: mô tả mục đích nghiên cứu một cách ngắn gọn nhưng phải rõ ràng.
– Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thiết kế theo mô hình gì, đối tượng tham gia nghiên cứu đến từ đâu và đặc điểm của đối tượng, phương pháp đo lường, yếu tố nguy cơ thường là 4-5 câu văn.
– Kết quả: những kết quả chính của nghiên cứu, kể cả những số lượng điểm yếu. Trình bày sao cho trả lời câu hỏi nghiên cứu đặt ra từ câu văn đầu tiên, khoảng 4-8 câu.
– Kết luận: 1 hoặc 2 câu văn kết luận và ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Phần lớn độc giả chú tâm vào câu văn này trước khi đọc các phần khác, cần chọn câu chữ sao cho “thuyết phục” và thu hút.
– Từ khóa: 3- 6 từ khóa về chủ đề chính, dễ tìm kiếm.
* Đặt vấn đề hay phần giới thiệu: cần trả lời câu hỏi “Tại sao làm nghiên cứu này?”, gồm các ý: nêu bối cảnh, thực trạng vấn đề nghiên cứu, định nghĩa vấn đề hoặc thuật ngữ chuyên môn; tình trạng hiện tại của nền tảng kiến thức (tóm tắt những kết quả nghiên cứu trước đã công bố); nêu các thông tin còn thiếu, mô tả các thiếu hụt hiện có về kiến thức; trình bày mục tiêu của nghiên cứu này là gì và sơ lược cách chuẩn bị nghiên cứu để trả lời mục tiêu nghiên cứu.
Lưu ý cách nêu vấn đề đảm bảo nguyên tắc “từ tổng quan đến cụ thể”, từ rộng đến hẹp, từ chung đến cụ thể, từ quá khứ đến hiện tại, chiếm khoảng ½ trang, thông tin trong phần đặt vấn đề phải có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, có mục tiêu nghiên cứu.
* Đối tượng và phương pháp: đây là phần quan trọng nhất vì thể hiện tính khoa học, 70% các bài báo bị từ chối là do khiếm khuyết phương pháp. Đây là phần mà các nhà khoa học thường quan tâm đọc trước khi đọc toàn bộ bài báo. Độ dài gấp 2-3 lần đặt vấn đề, khoảng 7 đoạn. Nội dung thể hiện là mô tả nghiên cứu một cách đầy đủ, khi đọc các nhà nghiên cứu khác có thể học và áp dụng được, bao gồm các thành phần như đã làm gì? Làm như thế nào? và phân tích số liệu như thế nào? Chi tiết cụ thể như sau:
– Thiết kế nghiên cứu: mô tả ngắn gọn về mô hình nghiên cứu. Đây là câu văn đơn giản, nhưng nói lên giá trị khoa học của công trình.
– Đối tượng nghiên cứu: thông tin về đặc điểm đối tượng nghiên cứu đóng vai trò quan trọng để người đọc đánh giá khái niệm, khái quát hóa công trình nghiên cứu. Gồm đặc điểm đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, hôn nhân… tiêu chuẩn tuyển chọn và tiêu chuẩn loại trừ: nêu các biến số.
– Địa điểm và thời gian nghiên cứu: địa điểm có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Nêu địa điểm và thời gian thực hiện.
– Cỡ mẫu và chọn mẫu: rất quan trọng trong nghiên cứu, thường có 1 câu văn mô tả cách xác định cỡ mẫu. Không nhất thiết phải là công thức tính, mà là những giả định đằng sau cách tính. Mẫu được chọn theo cách nào: ngẫu nhiên, thuận tiện, hay toàn bộ….)
– Công cụ nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin: nêu bộ công cụ, các biến số, việc thử nghiệm. Quy trình nghiên cứu và thu thập số liệu gồm các bước nghiên cứu, thu thập số liệu, can thiệp, thử nghiệm can thiệp…
– Phân tích dữ liệu: chú ý 50% số bài báo trong tạp chí quốc tế (như JAMA) bị tối chối vì sử dụng thống kê không đúng. Cụ thể lưu ý các biến số (độc lập, phụ thuộc), test thống kê, phần mềm sử dụng.
– Đạo đức nghiên cứu: nếu đã được Tổ chức duyệt (số chứng nhận), thực tế triển khai (đồng thuận, tự nguyện, có gây hại không, bảo mật).
* Kết quả nguyên tắc là trình bày những điều phát hiện qua nghiên cứu, trả lời được các câu hỏi “đã phát hiện những gì?” hoặc trả lời các mục tiêu nghiên cứu. Cần phải phân biệt đâu là kết quả chính và kết quả phụ, chỉ nên trình bày kết quả quan trọng. Trình bày hợp lý theo qui định, bảng/biểu có tiêu đề phù hợp, đối với bảng/biểu có trên 5-10 dòng, nhóm số liệu theo mục tiêu/đặc điểm, dòng/cột không hiển thị. Đối với biểu/hình: tiêu đề ở dưới, hạn chế màu, chú thích rõ ràng, dễ hiểu.
Khi trình bày kết quả, diễn giải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không lặp lại (lời, bảng, biểu), đặc biệt trung thực với kết quả (kể cả tiêu cực, mâu thuẫn), tuyệt đối không bình luận cao hay thấp, xấu hay tốt… mà để nội dung này ở trong phần bàn luận.
Văn phong dùng thì quá khứ, dạng chủ động, đối với các thống kê (như tên của test, trị sốP) nên viết trong ngoặc cùng với kết quả chính.
* Bàn luận đây là phần khó viết nhất, bởi lẽ không biết bắt đầu như thế nào? Không biết nhấn mạnh vào khía cạnh nào? Viết như thế nào cho thuyết phục? Viết theo cấu trúc nào? Nên nhớ là không có một cấu trúc cụ thể. Tuy nhiên, những báo cáo hay thường cấu trúc 6 điểm tương đương 6 đoạn chính sau:
– Tóm lược bối cảnh, giả thuyết, mục tiêu, và phát hiện chính trong đoạn văn đầu tiên;
– So sánh những kết quả này với các nghiên cứu trước;
– Giải thích kết quả bằng cách đề ra mô hình mới hay giả thuyết mới; giả định và dự đoán;
– Khái quát hóa (generalizeability) và ý nghĩa (implications) của kết quả;
– Bàn qua những ưu-nhược điểm của nghiên cứu (có ảnh hưởng đến kết quả không?)
– Một kết luận tổng hợp rút ra từ kết quả và bàn luận.
* Kết luận và khuyến nghị
Một kết luận tổng hợp rút ra từ kết quả và bản luận. Ý nghĩa quan trọng nhất của nghiên cứu tác giả là gì? Cần có khuyến nghị gì?
* Lời cảm ơn cảm ơn các cơ quan đã tài trợ nghiên cứu, hay nhà hảo tâm giúp đỡ tài chính/kỹ thuật cho tác giả. Cảm ơn đồng nghiệp đã giúp đỡ nghiên cứu, nhưng họ không đủ tiêu chuẩn để đứng tên tác giả. Cảm ơn đối tượng nghiên cứu đã tham gia. Một số tập san yêu cầu tác giả phải có sự đồng ý của người được cảm ơn, lý do vì sợ bị lợi dụng.
* Tài liệu tham khảo sử dụng tài liệu tham khảo phù hợp, cập nhật để chứng minh luận điểm trong đặt vấn đề, phương pháp và bàn luận. Lưu ý chỉ sử dụng tài liệu thực sự đọc. Sử dụng lối trích dẫn phù hợp và nhất quán theo yêu cầu của mỗi tạp chí, nên sử dụng phần mềm (Endnote) để trích dẫn và định dạng tài liệu tham khảo. Độ dài của danh mục tài liệu tham khảo dưới 10 tài liệu đối với bài báo Việt Nam và 15-30 tài liệu đối với bài báo quốc tế.
Các lý do của bài báo bị từ chối đăng và cách khắc phục
– Không thuộc lĩnh vực quan tâm. Cần chọn tạp chí phù hợp chuyên ngành.
– Phạm vi hẹp, cỡ mẫu nhỏ, phương pháp kết quả không mới. Chọn tạp chí phù hợp.
– Kết quả và bàn luận không thuyết phục, do kết quả phân tích số liệu mặc dù thiết kế tốt. Cần phân tích thống kê, trình bày kết quả phù hợp, tổng quan tài liệu.
– Hình thức và cấu trúc không đúng qui định. Cần nghiên cứu kỹ và tuân thủ hướng dẫn
– Không đạt tiêu chuẩn ngôn ngữ (tiếng Anh). Viết cẩn thận từ đầu, nhờ chuyên gia ngôn ngữ hiệu đính.
– Không đạt tiêu chuẩn đạo đức. Tuân thủ nguyên tắc đạo đức, thông qua hội đồng đạo đức.
– Các lý do khác (đạo văn, tài liệu tham khảo…). Đảm bảo trung thực, sử dụng phần mềm kiểm tra. Sử dụng phần mềm Endnote để trích dẫn tài liệu tham khảo.
Một số kinh nghiệm:
Viết đi viết lại, suy ngẫm, viết câu ngắn. Nên tạo các đề mục theo trình tự logic như quy định của tạp chí. Lưu ý sử dụng thì của động từ trong các phần như phần đặt vấn đề và bàn luận thường sử dụng thì hiện tại và quá khứ; phần phương pháp, kết quả và kết luận hoàn toàn thì quá khứ; phần khuyến nghị dùng thì tương lai, hình và biểu đồ đơn giản, tránh sử dụng hình 3D, không màu và không trùng lặp với bảng.
Đối với sửa bài báo sau phản biện, cần đọc kỹ các góp ý sửa bài báo và trả lời từng góp ý. Nguyên tắc là luôn làm hài lòng người bình duyệt, cụ thể:
– Đồng ý và sửa được: nêu rõ đã sửa như thế nào, bổ sung kết quả sửa
– Đồng ý và không sửa được: nêu rõ là không sửa được vì thiếu số liệu hoặc/và thừa nhận hạn chế của nghiên cứu.
– Không đồng ý: nêu rõ là sau khi cân nhắc thì nhóm nghiên cứu muốn được giữ nguyên ý kiến và nêu ra các bằng chứng hỗ trợ.
Trên đây là những nội dung quan trọng cần tuân thủ khi viết một bài báo khoa học, thực hiện đầy đủ cấu trúc chi tiết trên sẽ giúp bài báo được đăng tải ở các tạp chí.