Về cơ bản, DD so sánh các nhóm tác động và đối chứng dựa trên những khác biệt trong kết quả ở từng thời kỳ quan sát. Cụ thể, sau điều tra ban đầu về cả đối tượng không tham gia và tham gia (sau đó), ta có thể thực hiện một điều tra tiếp theo về cả hai nhóm này sau tác động. Từ thông tin này, ta tính toán được sai biệt giữa các kết quả trung vị được quan sát trên nhóm tác động và đối chứng trước và sau tác động chương trình.
Minh họa tác động của chính sách theo phương pháp DID |
Biểu diễn dưới dạng thống kê (biểu thức 1.1; 1.2, 1.3) hoặc dưới dạng biểu thức hồi quy như sau:
Phần trình bày dưới đây sẽ minh họa phương pháp trên phần mềm thống kê Stata một cách giản đơn nhằm minh họa cụ thể sự áp dụng của phương pháp.
Biểu thức tính toán sự khác biệt kép DD |
- Dữ liệu sử dụng cho phần minh họa này là dữ liệu về số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực thức ăn nhanh (file cardkrueger1994.dta).
- Mục tiêu nghiên cứu muốn đánh giá tác động của chính sách tăng tiền lương cơ bản đến việc gia tăng số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực thức ăn nhanh.
- Nhóm tham gia thực hiện (đối tượng của chính sách) là lao động ở các nhà hàng thức ăn nhanh như KFC, Burger King, Roy Rogers, Wendy ở bang New Jersey; nhóm đối chứng là các lao động làm việc ở các nhóm nhà hàng tương ứng ở bang Pennsylvania.
- Thời điểm trước khi thực hiện chính sách vào tháng 2/1992 và thời điểm sau khi thực hiện chính sách là tháng 11/1992.
net get diff
use cardkrueger1994,clear.
diff fte, t(treated) p(t)
Mẫu khảo sát bao gồm 155 quan sát đối chứng (control), và 646 quan sát tham gia (treated); đồng thời có 404 quan sát trước khi thực hiện chính sách (baseline) và 397 quan sát sau khi thực hiện chính sách (follow up). Kết quả phân bố như sau:
Phân bố mẫu của khảo sát tác động tăng lương cơ bản lên lượng lao động làm việc |
Kết quả phân tích được thể hiện (có phần chú thích để diễn giải từng thông số) như sau:
Kết quả phân tích sự sai biệt kép |
Kết quả cho thấy, ở mức ý nghĩa 10% thì việc tăng lương cơ bản ở bang New Jersy đã làm gia tăng số lượng lao động toàn thời gian ở lĩnh vực thức ăn nhanh.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp DD
Ưu điểm của DD là giảm thiểu giả định về yếu tố ngoại suy có điều kiện hay chỉ lựa chọn các đặc tính được quan sát, đồng thời cung cấp một phương pháp trực giác, dễ sử dụng để tính toán việc lựa chọn các đặc tính không được quan sát. Tuy vậy, nhược điểm chính cũng nằm ở giả định này: khái niệm sai số lựa chọn không đổi theo thời gian là thiếu cơ sở đối với nhiều chương trình mục tiêu ở các nước đang phát triển.
Đây chỉ là phần trình bày giản đơn về phương pháp. Để ứng dụng DID ở các lĩnh vực cụ thể hoặc những phân tích chuyên sâu đòi hỏi tìm hiểu thêm những kỹ thuật cụ thể và kiến thức tổng quát khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét