Taylor và Todd (1995b) nhận thấy rằng, khả năng của TAM (Mô hình chấp nhận công nghệ) để dự đoán quyết định hành vi của người sử dụng -công nghệ mới và việc sử dụng thực tế đã được hỗ trợ bởi rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhưng mô hình này không có hai nhân tố (nhân tố xã hội và kiểm soát hành vi) đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu để có khả năng đáng kể ảnh hưởng đến việc sử dụng thực tế của người sử dụng trong việc sử dụng công nghệ mới. Taylor và Todd (1995) đã đề xuất một mô hình C-TAM-TPB bằng cách kết hợp mô hình TPB (Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định) và TAM.
Hình 1: Mô hình C-TAM-TPB
Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng, ngoài những nhân tố có trong các mô hình này còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán điện tử của người tiêu dùng. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã mở rộng kết hợp và phát triển các mô hình trên bằng cách bổ sung thêm các nhân tố vào trong các mô hình này.
Qua tổng quan nghiên cứu và nghiên cứu định tính tác giả thấy rằng, niềm tin là yếu tố trung tâm trong các mối quan hệ trao đổi liên quan đến những rủi ro không rõ ràng và là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định hành vi của người tiêu dùng tham gia các giao dịch tài chính kết quả của sự tin tưởng là giảm bớt các nhận thức rủi ro dẫn đến quyết định tích cực đối với việc sử dụng thanh toán điện tử. Các nghiên cứu trước cho thấy niềm tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của ngưởi tiêu dùng để tiến hành các giao dịch thương mại điện tử và thanh toán điện tử. Người tiêu dùng tin tưởng vào hệ thống thanh toán thông qua những người dùng khác và nhận thấy rằng niềm tin vào hệ thống thanh toán điện tử là một nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán điện tử của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, nhận thức rủi ro là một yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến. Trong hệ thống thanh toán điện tử, nhận thức rủi ro được định nghĩa là nhận thức tiêu cực của người tiêu dùng mà các nhà cung cấp trực tuyến sẽ không thực hiện đầy đủ các yêu cầu an ninh của họ khi giao dịch, do đó, người tiêu dùng có thể phải chịu một mất mát trong khi tham gia các giao dịch thanh toán điện tử. Cá nhân có thể phải đối mặt với một số rủi ro liên quan đến các giao dịch dựa trên internet. Grabner-Kruter và Kaluscha (2003) phân loại rủi ro thành hai loại. Hệ thống không chắc chắn phụ thuộc bao gồm sự kiện nằm ngoài ảnh hưởng trực tiếp của cá nhân, có liên quan đến rủi ro tài chính (ví dụ, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, ăn cắp thông tin cá nhân). Giao dịch kết quả không chắc chắn từ phân phối thông tin bất đối xứng giữa các nhà cung cấp và người tiêu dùng, trong đó có thể là do các hành vi nhà cung cấp (ví dụ, thông tin cá nhân giả và việc tiết lộ thông tin của người tiêu dùng), và cả hai đều cần tin tưởng để khắc phục chúng. Nhận thức rủi ro ngăn chặn người tiêu dùng sử dụng hoặc có quyết định sử dụng thanh toán điện tử.
Trong bối cảnh thanh toán điện tử, ưu điểm của thanh toán điện tử có thể giúp người tiêu dùng giảm khoảng cách của giao dịch thanh toán, nhưng người tiêu dùng vẫn không chấp nhận điều này vì họ không có toàn quyền kiểm soát hành vi và quá trình của hệ thống. Sử dụng thanh toán điện tử, người tiêu dùng luôn lo ngại về các rủi ro tài chính tiềm ẩn như khả năng mất tiền trong quá trình giao dịch, nhận thấy các mối đe dọa về tính riêng tư và rò rỉ thông tin cá nhân. Nhận thức rủi ro về sử dụng thanh toán điện tử có thể được xem là liên quan đến hai mối quan tâm: thông tin và tiền của người tiêu dùng được truyền qua hệ thống an toàn và hệ thống đáng tin cậy trong việc xử lý thông tin người tiêu dùng và quản lý tài sản tài chính của họ. Khi sử dụng thanh toán điện tử, người tiêu dùng thường phải quan tâm đến các thông tin cá nhân bị đánh cắp và mất mát tài chính khi giao dịch. Nếu điều này xảy ra, người tiêu dùng tin rằng họ sẽ mất quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân và quan trọng hơn, người tiêu dùng sợ rằng các thông tin chi tiết của họ có thể được sử dụng không phù hợp. Do đó, vấn đề an ninh và riêng tư là những yếu tố quan trọng của nhận thức rủi ro. Nhận thức rủi ro đánh giá của người tiêu dùng về sự tự tin trong thanh toán điện tử và mức độ tin tưởng của họ khi sử dụng hệ thống thông qua mức độ bảo mật và mức độ riêng tư của hệ thống. Nhận thức rủi ro được cho là một nhân tố rào cản đối với việc sử dụng thanh toán điện tử và đóng vai trò tiêu cực trong quyết định của cá nhân để sử dụng thanh toán điện tử
0 nhận xét:
Đăng nhận xét