Văn phong nghiên cứu khoa học

Văn phong tốt nhất cho một bài báo khoa học là không có văn phong (1): Ba yếu tố cơ bản nhất của một bài báo khoa học là chính xác, rõ ràng và ngắn gọn. Cách viết một bài báo khoa học tự bản thân nó thể hiện tính chặt chẽ khoa học. Nó khác biệt một cách cơ bản với văn phong trong văn chương.



CÁCH VIẾT TRONG KHOA HỌC KHÁC VỚI CÁCH VIẾT TRONG VĂN CHƯƠNG

Nền văn hoá và việc học ở nhà trường đã ảnh hưởng tới việc viết văn trong khoa học và có lẽ đã có ảnh hưởng xấu tới việc đó. Trên thực tế việc viết văn trong khoa học y học có những điểm đặc biệt biểu hiện ở nhiều nguyên tắc: sử dụng tốt thì của động từ, loại bỏ những kiểu diễn đạt hoa mỹ, những biểu hiện có tính cảm tính, những thể bị động không cần thiết.

Việc sử dụng đúng thì của động từ

Tính logic khoa học đòi hỏi sử dụng thì quá khứ cho tất cả những hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ và chỉ sử dụng thì hiện tại trong nhữngtrường hợp được xác định. Như vậy, trong một bài báo nghiên cứu, thì quá khứ phải được dùng cho tất cả những gì liên quan tới kinh nghiệmcá nhân của các tác giả bởi vì những cái đó đã xảy ra trong quá khứ dù chỉ mới vừa xảy ra: cách thức tiến hành nghiên cứu (tư liệu và phươngpháp), những cái nhận được (kết quả). Thì quá khứ cũng phải được dùng cho tất cả những điều xuất phát từ kinh nghiệm của các tác giả khác, cả ở phần đặt vấn đề cũng như ở phần bàn luận.

Khi viết trong khoa học, việc sử dụng thì hiện tại tường thuật cho những sự kiện xảy ra trong quá khứ thường dẫn tới sự không logic trongdạng thức: “bệnh nhân đang đến bệnh viện ngày 15 tháng 9 năm 1983” (sử dụng thì động từ thời hiện tại cho một hiện tượng đã xảy ra nhiềunăm trước. Một cuộc phẫu thuật đã được thực hiện. Khi mổ "đang" tìm thấy một khối u (nhận xét như trên) và khối u này đã được cắt bỏ. Bệnh nhân "sẽ" được xuất viện (động từ ở thì tương lai cho một sự kiện trong quá khứ) ngày thứ tám sau mổ”.

Hơn nữa, việc sử dụng thì hiện tại để mô tả những hiện tượng trong quá khứ là nguồn gốc của sự phóng đại: một khẳng định kiểu như "nhữngcystadenomes của tuỵ được quan sát thấy ở phụ nữ từ 40 đến 60 tuổi" là muốn nói đến kinh nghiệm cá nhân của tác giả hay là số liệu trong y văn? Nếu là để nói tới kinh nghiệm cá nhân của tác giả thì phải chia động từ ở thì quá khứ. Nếu là để nói đến những điều đã biết trong y văn thì phải chia ở hiện tại. Khi đọc một câu viết "Tất cả những bệnh nhân bị ung thư tuyến tuỵ khi có di căn hạch đã chết trong vòng 5 năm"người đọc sẽ hiểu rằng đó là kinh nghiệm của bản thân tác giả. Ngược lại khi viết "Tất cả bệnh nhân ung thư tuỵ chết trong năm năm" là muốn nói tới một điều đã được tất cả mọi người biết. Vì vậy cần khẳng định điều này bằng một hay các tài liệu tham khảo.

Các diễn đạt văn hoa

Chúng ta đã được học để không dùng một từ nhiều lần sát nhau, ngoại trừ khi muốn tạo ra những tác dụng lặp lại. Vì vậy ta được khuyên tìm các diễn đạt hoa mỹ bằng cách dùng các từ đồng dạng.

Ngược lại, tính logic của việc viết báo khoa học đòi hỏi sử dụng cùng một từ để chỉ một hiện tượng (1,2). Việc sử dụng trong một bài báo các từ "sốt", "sốt nhẹ", "thay đổi nhiệt độ", "tăng nhiệt độ" làm người đọc phải tự hỏi tại sao tác giả không sử dụng một từ duy nhất và cố đi tìmnguyên nhân của việc dùng các từ khác nhau do trong thực tế y học các từ này có ý nghĩa khác nhau. Việc cấm sử dụng các dạng diễn đạt hoa mỹ bắt buộc tác giả phải chọn lựa trong số những từ có nghĩa gần nhau từ nào phù hợp nhất với hiện tượng quan sát thấy và sau đó chỉ sử dụng duy nhất từ đó cả trong bài báo lẫn trong tất cả các bảng hay chú thích của các minh hoạ. Trong một bài báo thuộc ngành giải phẫu tạo hình, một độc giả khi đọc bài báo có các cụm từ "vạt có cuống của phần dưới cơ thang hay "phần chính dưới cơ thang", nếu không phải là nhà giải phẫu học sẽ không biết đó chỉ là một cơ và một nhà giải phẫu sẽ tự hỏi tại sao tác giả không sử dụng theo danh pháp quốc tế.

Những diễn đạt cảm tính

Ngôn ngữ trong văn chương chấp nhận và đôi khi tìm kiếm những biểu đạt có tính cảm tính. Điều đó không có bất cứ vị trí nào trong văn phong khoa học. Tại sao lại viết "sau nhiều giờ cố gắng vất vả... chúng tôi đã tham gia một cách vô vọng vào sự tiến triển của..."mà khôngviết là "bệnh nhân đã chết". Liệu chúng ta có thấy lợi ích gì cho người đọc khi viết một câu như: "chúng tôi biết rõ là những bệnh nhân sau mổ bệnh cường tuyến cận giáp mà có biến chứng về tiết niệu thì tiên lượng bệnh rất nặng, tuy nhiên những biến chứng đó đòi hỏi chúng tôi phải cố gắng rất nhiều". Độc giả không quan tâm tới những cố gắng của bạn. Cũng với lý do như vậy, tốt nhất đừng sử dụng những cách diễn đạt có tính xã giao như kiểu "nhờ sự giúp đỡ của người bạn đồng nghiệp tuyệt vời và bạn của chúng ta, bác sỹ X". Nếu bạn muốn cảm ơn bác sỹ X đã gửi bệnh nhân cho bạn, đã đọc xét nghiệm này hay xét nghiệm khác, đã đọc lại và cho ý kiến về bản thảo của bạn, hãy cảm ơn ông ấy ở cuối bài báo bằng một phụ chương có tên là cảm ơn. Hãy viết ở đó: "Chúng tôi cảm ơn bác sỹ X đã đọc các phim chụp cắt lớp vi tính".

Trong một bài báo khoa học

Hãy nhắc lại cùng một từ để chỉ cùng một sự vật, không nên sử dụng các danh từ tương tự như :
Sốt, nhiệt độ cao, hơi sốt, tăng nhiệt độ, tình trạng sốt...
47%, gần một nửa, một nửa, vào khoảng 1 lần trên hai
Ung thư, u, adenocarcinome, tổ chức tân tạo.
Loại bỏ các diễn đạt cảm tính.

"Chúng tôi đã phát hiện..."
"Không may, may mắn..."
"Chúng tôi rất ngạc nhiên nhận thấy rằng..."
"Chúng tôi đã ngạc nhiên..."
"Rất hay, rất ấn tượng, thất vọng..."

Việc sử dụng chủ từ "tôi" hay "chúng tôi" không được gây ra sự mơ hồ. Trong viết báo khoa học không còn vị trí cho sự khiêm tốn hay cho các cách diễn đạt cảm tính khác (1). Tốt nhất hãy viết: "chúng tôi đã khám 10 bệnh nhân" hay "tôi đã khám" tuỳ theo có một hay nhiều tác giả.

SỰ CHÍNH XÁC THỂ HIỆN TÍNH NGHIÊM TÚC KHOA HỌC

Tính nghiêm túc khoa học phải đặt dấu ấn trên một công trình khoa học từ khi chuẩn bị cho tới khi thực hiện giai đoạn cuối cùng là viết bài báo. Hậu quả là nếu không cẩn thận khi soạn thảo bài báo sẽ dẫn đến việc độc giả sẽ hỏi là công trình được thực hiện với mức độ nghiêm túc như thế nào. Sự chính xác là biểu hiện chủ yếu của tính nghiêm túc khoa học.

Sự chính xác thể hiện bằng định nghĩa trong chương Tư liệu và phương pháp nghiên cứu. Trong một nghiên cứu lâm sàng, quần thể nghiêncứu phải được xác định, các tiêu chuẩn đánh giá phải được mô tả chính xác và không được thiếu hay bỏ sót. Trong một nghiên cứu về thời gian sống của bệnh nhân xơ gan đã có búi giãn tĩnh mạch thực quản, các nhà gan học của trường đại học Havart ở Boston đã không bị coi là thừa khi định nghĩa thế nào là xơ gan, là búi giãn tĩnh mạch thực quản, là cổ chướng (3). Trong một công trình nghiên cứu thực nghiệm, việc trình bày phương pháp phải đủ rõ ràng để thực nghiệm đó có thể được lặp lại trong công trình nghiên cứu của người khác.

Tính chính xác phải thể hiện khi trình bày phương pháp nghiên cứu và kết quả: một khối u không phải ước lượng là kích thước nhỏ, bằng quả cam hay bằng quả dưa mà phải đo bằng centimet (4). Không viết là nặng, nhẹ mà cân nặng bao nhiêu gram. Một bệnh nhân gầy đi 5 kg không có cùng ý nghĩa khi trọng lượng ban đầu là 30 kg hay 90 kg. Việc gầy đi từ 90 kg xuống 85 kg không có cùng ý nghĩa khi xảy ra trong 2 tháng hay trong 1 năm.

Sự chính xác khi trình bày các kết quả đòi hỏi phải kiểm tra sự tương ứng của tất cả các số liệu trong bài và trong các bảng số liệu. Một nhà khoa học đã bỏ hàng tháng để mô tả các khó khăn của một nghiên cứu hay tính chính xác các kết quả cho tới 4 số thập phân, phải dành sự chú ý để người thư ký không nhầm miligram thành mililitre và nhà xuất bản không chuyển thành millimetre (5).

Sự chính xác.

Bỏ những danh từ trống rỗng:
"U to" là bao nhiêu: 3 cm, 15 cm, 27 cm...
" Quan sát mới đây" là khi nào: 1970, 1980, 1985...
"Một số nhất định" chính xác là số nào: 10, 23, 67...
"Khổng lồ", "hẹp", "rộng", "mênh mông", "nhỏ nhắn", "nặng", "nhẹ", "thường gặp", "hiếm", "rất hiếm", "hiện tại", "cổ xưa", "quan trọng".
Tỷ lệ creatinin máu cao: là bao nhiêu

Bỏ những đại từ trống rỗng:
"Rất nhiều, ít, nhiều, một cách sâu sắc, một cách trung bình, khá đủ, quá, thường, hiếm khi"...

Trong một bài báo, nhất là bài giảng dạy, việc ghi số tỷ lệ phần trăm có thể gây khó khăn cho việc đọc và nhớ. Vì những lý do này, có nhữngtính từ hay đại từ được sử dụng. Một nghiên cứu tiến cứu nhiều trung tâm ở Pháp (6) đã cho phép đề nghị các thuật ngữ tương ứng tốt nhất với các tỷ lệ phần trăm (bảng 1). Sự thiếu vắng trong từ vựng các thuật ngữ để chỉ các tỷ lệ từ 40 đến 60 % dẫn tới việc sử dụng cách diễn đạt "1 trên 2".

SỰ SÁNG SỦA CHO PHÉP BÀI BÁO ĐƯỢC VÀ HIỂU

Sau sự chính xác, sự sáng sủa là yếu tố thứ hai của một bài báo khoa học.
Một bài báo đăng kết quả nghiên cứu không chỉ có mục đích để được đăng báo, trước hết nó phải để được đọc (5). Số lượng các tạp chí y học và số bài báo đăng trong đó bắt buộc người đọc phải chọn lựa. Sự chọn lựa này được hướng dẫn bởi ngôn ngữ mà bài báo được viết, nội dung tạp chí có chuyên sâu hay không cũng như danh tiếng của tờ báo, cuối cùng bằng chính sự sáng sủa của bản thân bài báo: những bài báo kém sáng sủa sẽ ít có cơ hội được đọc hơn. Mặc dù vẫn còn những tạp chí chấp nhận đăng những bài báo như vậy.

Viết bằng một ngôn ngữ sao cho đơn giản và rõ ràng

Sự sáng sủa

"Việc xem xét kỹ lưỡng bảng II chỉ ra...": hoặc bảng II đã được trình bày tốt và tính từ "kỹ lưỡng" là không cần thiết còn khi sự kỹ lưỡng là cần thiết trong trường hợp này thì cần phải trình bày lại bảng.

Sự sáng sủa đòi hỏi sử dụng các từ và thuật ngữ đơn giản. Có lẽ sự lan rộng của tiếng Anh như là một ngôn ngữ của khoa học một phần là do ngôn ngữ đó sử dụng các từ vựng chặt chẽ nhưng đơn giản và rõ ràng. Điều này có được nhờ sự thống nhất và một cố gắng của bản thân các nhà Anh ngữ như trong đầu đề một bài báo của F. Savage và P.Godwin: "Kiểm soát ngôn ngữ của bạn: viết tiếng Anh rõ ràng". Điều này có thể áp dụng cho mọi ngôn ngữ (7). Mục đích của một bài báo khoa học không phải để khoe sự phong phú từ vựng của mình mà để trình bày công trình nghiên cứu. Tất cả các tác giả phải luôn luôn tự hỏi liệu có thể sử dụng một thuật ngữ đơn giản hơn, liệu từ được sử dụng có thể hiểu được bởi một độc giả nước ngoài không nói được tiếng ta sử dụng mà chỉ có một vài khái niệm về ngôn ngữ đó. Các qui tắc này càng quan trọng hơn do ngôn ngữ y học làm biến dạng việc sử dụng một số từ, tạo ra một số từ mới, thậm chí một từ lóng. ở điểm này các nguyêntắc viết bài báo khoa học gặp gỡ với việc sử dụng tốt ngôn ngữ. Tại sao lại viết: những vết loét này là những nguồn cung cấp bổ trợ cho tỷ lệ tử vong thay vì "các vết loét đã dẫn tới tỷ lệ tử vong cao hơn"?

Sự biến dạng của ngôn ngữ y học thậm chí dẫn tới việc một sinh viên đã viết trong một bản dự thi tuyển nội trú: "Ta đặt bệnh nhân dưới sự che phủ kháng sinh!" .

Vị trí chủ chốt

Một từ ở vị trí chủ chốt khi nó bắt đầu một câu, một đầu đề hay một đoạn. Vị trí chủ chốt tạo ra sự rõ ràng của bài báo bằng cách thu hút sự chú ý của độc giả. Một sai lầm hay gặp, cần phải chỉ trích mạnh mẽ là việc đặt ở vị trí chủ chốt trong đầu đề một bài báo những từ có nội dungthông tin yếu: bắt đầu một đầu đề bằng "thực trạng hiện nay của" là đặt ở vị trí chủ chốt một từ và một tính từ ít có lợi ích. Nếu các tác giả cho rằng việc viết một bài báo về điều trị loét hành tá tràng là có ích, người đọc có thể hy vọng là công trình sẽ trình bày những tài liệu hiện tại về bệnh này mà không phải là những cái đã làm trong quá khứ.

Việc sử dụng dấu phẩy

Sự thiếu vắng dấu phảy có thể là nguồn gốc của sự tối nghĩa "ba bệnh nhân đều bị theo thứ tự đau, buồn nôn và nôn và ỉa chảy". Bệnh nhân thứ hai đã bị buồn nôn và nôn, bệnh nhân thứ ba bị ỉa chảy, hay bệnh nhân thứ hai bị buồn nôn, và bệnh nhân thứ ba buồn nôn và nôn! (1). Việc đặt một dấu phảy ở đúng vị trí loại bỏ sự tối nghĩa. Ngược với văn chương và thơ ca, trong một bài báo khoa học, ưu tiên sử dụng dấu phảy giữa một loạt các từ, chỉ sử dụng chữ "và" khi nó đứng giữa hai từ có liên quan với nhau. Chính sách này đã được áp dụng bởi các báo như British Medical Journal, Lancet và New England Journal of Medicine (1).

Sử dụng sai từ "vân vân"

Et coetera mà dạng viết tắt là etc có nghĩa là "và những cái còn lại" trong một sự tiếp nối có thể xác định. Dạng thức "etc" chỉ được sử dụngtrong một bài báo khoa học chỉ sử dụng nếu nó không dẫn tới bất kỳ sự hiểu lầm nào: đó là trường hợp một xét nghiệm viên sử dụng hai nhóm ống nghiệm, nhóm đầu có 50 ống đánh dấu từ A1 đến A50, chứa một dung dịch có độ pha loãng khác nhau và nhóm thứ hai gồm 50 ống nghiệm khác đánh số từ B1đến B50 chứa một dung dịch khác. Nếu người làm thí nghiệm trộn lẫn ống A1 với ống B1, rồi ống A2 với ống B2, có thể sử dụng "etc" để tránh giải thích 48 quy trình tiếp theo.

Et coetera sử dụng sai sẽ dẫn tới sự không chính xác: Bạn muốn nói gì khi viết "các xét nghiệm sinh học, huyết đồ, tốc độ máu lắng etc"? liệu bạn có xét nghiệm cả bilirubin, canxi máu? Et coetera mở rộng cửa về một chân trời vô định và không thể chấp nhận trong một bài báo khoa học. Đó là một ngân phiếu trắng đưa cho độc giả (1). Việc sử dụng sai "etc" là gần với sự không chính xác của "ví dụ" hay "như là" (1). Sau đây là một ví dụ về điều không nên làm "bệnh nhân đã được dùng kháng sinh kinh điển như là, ví dụ Penicilline etc" thêm vào với việc sử dụng sai etc, cái gì được gọi là "kháng sinh kiểu kinh điển"? muốn nói gì ở đây với "ví dụ"?.

Một ngôn ngữ đơn giản . Sử dụng tốt ngôn ngữ

Tìm để loại bỏ các tiếng lóng y học:
Dùng "che phủ" kháng sinh thay vì "điều trị" kháng sinh hay "kháng sinh liệu pháp"
Hội chứng "tăng nhiệt" thay cho "sốt". Bệnh nhân bị "hội chứng khó nuốt" thay vì bệnh nhân bị "khó nuốt".
Các kết quả này "làm xuất hiện" thay vì : "các kết quả này đã chỉ ra".
Ruột thừa nằm ở "vị trí dưới gan" thay cho "ruột thừa nằm dưới gan"
Kinh nghiệm đã "giới hạn các sự vượt tràn" của biến chứng thay vì kinh nghiệm đã "giảm" các biến chứng.
Một "biểu hiện cổ chướng" thay cho "cổ chướng"
Một phim X quang "nói". Ai đã nghe một phim X quang nói?
Một "vật mang ung thư" có đặt nó trên một cái đĩa?
"Một thang bậc" điều trị: theo mặt bắc?
"Quả cầu ORL" đó có phải là một quả cầu thuỷ tinh?
Các dấu hiệu siêu âm không thể giả định về chẩn đoán bản chất của hình ảnh.

Sử dụng các động từ và các từ cho chính xác

Thăm khám "phát hiện": phát hiện có nghĩa là làm xuất hiện cái mà trước đây không được biết và bí mật.
Tại sao không nói một cách đơn giản "thăm khám cho thấy"?
Bệnh nhân "bày tỏ" một sự đau đầu thay vì bệnh nhân "bị" đau đầu (ngược lại bệnh nhân có thể bày tỏ một điều xin lỗi)
Ta chỉ có thể "tìm thấy" một khối u khi nó đã bị mất và "trở lại bệnh viện" nếu người ta đã đi ra trước đó. "Bằng" không có nghĩa là "tươngđương với", "theo" không có nghĩa là "tuỳ theo", "nhờ vào" không có nghĩa là "do", "hội chứng" không có nghĩa "triệu chứng học" hay "triệuchứng", "thay thế" không phải là "khả năng" (
Một phẫu thuật viên "nhi" là một phẫu thuật viên có đặc điểm của trẻ em.
Những danh từ và tính từ có một nghĩa thống kê chính xác khác với nghĩa thông thường: tương ứng, tỷ xuất, tần suất, rõ rệt.
Không đưa ra các từ mới:
Số lượng bệnh nhân "được cắt"
"Sự tiến triển" của thai nghén
Bệnh nhân đã được dùng thuốc chống đông, dùng thuốc kháng sinh, được xét nghiệm toàn diện, được sàng lọc.
Bệnh nhân đã được "cho đường" (bạn đọc hãy bình tâm, đó chỉ là một trường hợp giảm đường huyết)
Tránh những tính từ liên tiếp:
"Bệnh nhân xơ gan cổ chướng nhiễm trùng": ai nhiễm trùng, bệnh nhân xơ gan hay dịch cổ chướng của xơ gan?
"Tăng huyết áp nặng": nặng như thế nào ?
Khi bạn viết, đừng dùng các từ Anh hoá, nhất là khi không có ý thức:
Cần phải tính đến một "liệu pháp ngược" cho "căn bệnh nghiện" của các thầy thuốc với ngày càng nhiều "ao" tiếng nước ngoài đang dần dần làm ô nhiễm ngôn ngữ y học của ta (2): planing, cocktaik, screening thay cho kế hoạch, hỗn hợp, sàng lọc. Shunt, thrill, feed-back thay cho cầu nối, run, phản hồi?

Các chữ viết tắt

Việc sử dụng các chữ viết tắt các đơn vị đo lường quốc tế khi chúng đứng sau một số là hợp pháp thậm chí được khuyến khích, có thể viết "bệnh nhân nặng 50 kg" nhưng không được viết "sự tiến triển của trọng lượng bằng kg", trong ví dụ này, kilogramme không có số đứng trướcnó nên phải được viết đầy đủ bằng chữ. Nếu bạn không chắc chắn về một chữ viết tắt, hãy kiểm tra lại nó: m là viết tắt của metre, min là chữ viết tắt của minute (không phải là mn), G là viết tắt của gauss, Gy là chữ viết tắt của gray, g của gramme. Những chữ viết tắt các đơn vị này là không đổi. Danh sách các chữ viết tắt quốc tế chủ yếu cùng với danh sách các chữ viết tắt của các đơn vị nằm ở cuối sách.

Ngoài những chữ viết tắt của các đơn vị đo, các chữ viết tắt có lợi ích là làm bài viết được rút ngắn, làm bài viết dễ đọc hơn thay cho các khái niệm hay các từ quá dài, được sử dụng nhiều lần trong bài như ống mật chủ có thể viết tắt là OMC. Nhưng việc lạm dụng các chữ viết tắt sẽ đingược lại mục đích của nó là làm cho việc đọc bài báo dễ dàng hơn, do đó chỉ nên sử dụng chữ viết tắt cho một từ khi từ đó được sử dụng trên ba lần trong một bài báo. Hơn nữa không nên dùng quá hai hay ba chữ viết tắt, ngay cả khi nó đã được giải thích vì sẽ dẫn tới việc làm bài báo rất khó đọc, ví dụ: "83 Bn có 1 TV+D, 93 Bn có 1 SV+D và 83 Bn có 1 PVC"!

Tất cả các chữ viết tắt phải được viết đầy đủ khi xuất hiện lần đầu. Phải viết "đã phát hiện sỏi ống mật chủ (OMC)". Từ tiếp sau đó mỗi khi nói tới ống mật chủ, ta chỉ cần sử dụng chữ viết tắt OMC. Qui tắc này áp dụng cho tất cả các chữ viết tắt cho dù chữ viết tắt đó có vẻ rất thôngdụng. Tất cả các thầy thuốc biết tiếng Pháp đều biết là ECBU muốn nói tới "examen cyto - bacteriologique des urines - xét nghiệm tế bào và vi khuẩn học nước tiểu". Khi đọc một đoạn như sau chúng ta sẽ nghĩ gì?: "Trên Px của w.d.w.n.w.m có BP, P, R và T trong giới hạn bìnhthường"?. Chữ AFC có thể có nghĩa là hội ngoại khoa Pháp (Association fran†aise de chirurgie) theo cách hiểu của các nhà ngoại khoa trongkhi lại có nghĩa là phân tích từng phần của mối tương quan theo các nhà lập trình tin học. Qui tắc này cũng bao hàm với các dấu hiệu: Khi sự biến đổi của một nhóm xung quanh một giá trị trung bình biểu thị bằng ± 4, phải chỉ rõ ± là biểu thị cho kiểu khoảng cách, sai số chuẩn, hay phương sai.

Những nguyên tắc này cũng áp dụng cho tóm tắt của bài báo. Tuy nhiên tốt nhất nên tránh chữ viết tắt trong tóm tắt, trừ khi đó là một từ hay một nhóm từ khá dài và được sử dụng trên ba lần trong tóm tắt, mà điều này hiếm khi xảy ra. Cũng như vậy đối với các bảng biểu, tuy nhiênnếu có sử dụng chữ viết tắt ở đây thì phải giải thích bằng chú thích dưới bảng hay trong chú giải của biểu đồ.

SỰ SÚC TÍCH

Tính súc tích là đặc trưng thứ ba của một bài báo khoa học (9). J.A. Farfor đã so sánh hai câu sau:
1) "Bạn đồng nghiệp tuyệt vời và người bạn của tôi, giáo sư N, người trong nhiều năm là một chủ nhiệm khoa sáng chói của Khoa Da Liễu Trường Đại Học Y Khoa thuộc Đại Học Tổng Hợp X ở Y, vừa mới công bố một thống kê rất quan trọng những trường hợp bệnh rất hiếm gặp và rất hay mà ông đã trình bày một cách tuyệt vời ở hội nghị da liễu quốc tế diễn ra mới đây ở Stockholm"
2) "N đã công bố 11 trường hợp" câu đầu tiên gồm 68 từ, câu thứ hai có 5 từ. Thế mà câu thứ hai chứa đựng nhiều thông tin khoa học hơn so với câu đầu. Những cụm từ "bạn đồng nghiệp tuyệt vời và người bạn", "chói sáng", "rất hay", "tuyệt vời" là những diến đạt cảm tính. "Nhiều", "quan trọng", "hiếm", "mới đây" là những từ trống rỗng. Theo J.A. Farfor, sau thí dụ này, những từ và câu không cần thiết là một trong nhữngnguyên nhân chính gây ra dài dòng vô ích cho bao nhiêu bài báo y học ở mọi thể loại (1). Ông gọi những từ, tính từ, đại từ này là "gỗ mục".

Việc loại bỏ các danh từ, đại từ , tính từ trống rỗng là việc phải làm. Hãy đừng viết câu dạng như: thật thú vị khi chỉ ra rằng...". Nếu bạn thấy việc chỉ ra điều đó là thú vị, hãy chỉ ra điều đó và đừng phải nói rằng bạn thấy thú vị làm điều đó, nếu điều đó bạn thấy không hay thì hãy đừng nói tới. Cũng với sự chú ý đến tính súc tích của bài báo, hãy đừng đưa ra các thông tin ngoài lề (1). Khi ta muốn xem trên bảng thôngbáo ở nhà ga giờ khởi hành của chuyến tàu đi từ Paris đến Chantilly, chúng ta đâu đó cần biết gần Chantilly có một khu rừng đẹp mà vào mùa xuân, nếu buổi sáng dậy sớm ta có thể hái được những bông hoa huệ chuông tuyệt đẹp.

Sự súc tích

Loại bỏ những diễn đạt trống rỗng:
"Có lẽ có ích khi lưu ý rằng...": nếu đó là điều có ích hãy chỉ ra, nếu không thì đừng nói đến nó.
"Thật đúng lúc chỉ ra rằng..."
"Thật là diều rất thú vị khi chỉ ra rằng..."
"Có một số điểm có vẻ đáng để chúng ta thảo luận"
"Chúng tôi muốn kêu gọi sự chú ý tới sự kiện..."
Loại bỏ từ ngữ rườm ra, thừa:
"Tuyệt đối" bình thường; tiên lượng "đi trước", điều trị "kháng sinh liệu pháp"; ống "hoàn toàn" đầy...

Tránh lặp lại

Sự lặp lại một sự kiện hay một ý tưởng đi ngược lại nguyên tắc súc tích. Chỉ có một sự lặp lại là được phép và thậm chí là cần thiết đó là nội dung của phần tóm tắt tương quan với bài báo. Ngoài trường hợp đặc biệt này ra phải tránh lặp lại. Không nhắc lại câu đầu tiên của đầu đềtrong phần tóm tắt. Đừng nhắc lại các kết quả trong phần bàn luận. Đừng nhắc lại các đoạn của phần đặt vấn đề trong phần bàn luận.

Không phải khi nào cũng dễ tránh được sự lặp lại, vì vậy cần cân nhắc xem một điều nên nói ở phần đặt vấn đề hay phần bàn luận thì có lợi hơn. Tất nhiên có thể cụ thể hoá trong phần bàn luận những điều đã gợi ra ở phần đặt vấn đề. Để tránh lặp lại các kết quả trong phần bàn luận, thì nên trình bày kết quả dưới dạng bảng hay biểu đồ. Khi đó có thể viết trong phần bàn luận: "Tỷ lệ sống mà chúng tôi quan sát được (bảng II) khác với kết quả thu được...". Việc trích dẫn bảng II cho phép tránh việc nhắc lại tỷ lệ sống là bao nhiêu.

Sự tĩnh lược

Sự súc tích thái quá dẫn tới việc lược bớt những từ hay ý tưởng bắt buộc phải có để có thể hiểu được câu văn hay nội dung bài. Ta có thể thấy: sự quá ngắn gọn làm hỏng tính sáng sủa của một bản trình bày khoa học. Sự rút gọn thái quá trong một báo cáo khoa học có thể so sánh với một cái thang thỉnh thoảng lại bị thiếu một bậc (1). Nhà khoa học phải trình bày từng giai đoạn lý luận của mình để độc giả tránh phải suy diễn ngay cả khi một số giai đoạn có vẻ là tất yếu. Ngược lại với một bài thơ, ở đây tránh khêu gợi sự tưởng tượng của độc giả. Khi chứngminh rằng a=b và b=c thì phải chỉ rõ là như vậy a cũng =c Trong thực tế sự rút gọn có thể dẫn tới việc suy diễn quá mức các qui tắc logic. Một nhóm nghiên cứu y học gửi đến một tạp chí một bài báo công bố kết quả của một nghiên cứu thực nghiệm trên động vật về tử vong do một loại thuốc gây ra (1): Các tác giả đã viết: "không chứng minh được bất kỳ mối liên quan nào giữa tỷ lệ tử vong với số lượng thuốc hấp thụ khi số lượng này dưới 15mg". Trong lời phê bình bài báo, biên tập viên đã trả lời các tác giả: "Các bạn đã thông báo không có bất kỳ mối liên quan nào giữa tỷ lệ tử vong và liều thuốc sử dụng chỉ khi liều lượng này dưới 15mg. Điều này dẫn tới giả thiết là có mối tương quan đó khi liều cao hơn 15mg. Bạn phải chỉ rõ là mối tương quan đó có hay không?". Một ví dụ khác của sự lược bớt là "trong số 16 máu tụ, 4 trường hợp phàn nàn...". Ai đã từng thấy một khối máu tụ phàn nàn? Vì vậy phải viết "Trong số 16 bệnh nhân bị máu tụ, 4 người phàn nàn...".

KẾT LUẬN

Để kiểm tra sự tôn trọng các nguyên tắc này, chúng tôi khuyên các tác giả là trước khi gửi một bài báo tới một tạp chí, hãy đọc lại bốn lần, mỗi lần có một mục đích rõ ràng:
1) Đảm bảo sử dụng đúng thì của động từ trong các chương tư liệu và phương pháp, kết quả ở thì quá khứ và không dùng thì hiện tại trongcác chương này.
2) Loại bỏ các danh từ, tính từ, đại từ trống rỗng, không có vai trò.
3) Kiểm tra sự liên quan giữa các số liệu trong bài, các bảng, các biểu đồ.
4) Tự hỏi xem liệu các danh từ, các tính từ, các đại từ và động từ được sử dụng liệu có thể hiểu được bởi một người nước ngoài chỉ biết chút ít về ngôn ngữ của bài viết được không.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Farfor JA. Enseigner la rédaction médicale. Chapitre III. Le style. Cah Med 1976;1-2:1053-9.
2. Vigy M. Le fran†aise est une langue vivante... qui peut être malade. Concous Médical 1975;97:1727-8.
3. Garceau AJ, Chalmers TC, and the Boston Inter Hospital Liver Group. The natural history of cirrhosis. I Survival with esophageal varices. N Engl J Med 1963;268:469-73.
4. DeBakey L, DeBakey S. Medical writing. The case report. II Style and form. Int J Cardiol 1984;6:247-54.
5. Day RA. How to write and publish a scientific paper. Cambridge: Cambridge University Press, 1989:87-93.
6. Les Associations de Recherche en Chirurgie. Hay JM, Michot F, Flamant Y, Leblanc Y. Comment traduire en pourcentages les mots exprimant la fréquence (ou sensibilité) des signes dans une maladie. Gastroenterol Clin Biol 1991;15:481-8.
7. Savage F, Godwin P. Controlling your language: making English clear. Trans R Soc Trop Med Hyg 1981;75:583-5.
8. Maillard JN, Benhamou JP. L'article médical et la communication orale. Paris: Expansion Scientifique Fran†aise, 1970;31-6.
9. Ramon Y, Cajal S. On the writing of scientific paper. Clin Orthop Related Res 1981;155:1-6.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG'S BLOG GỬI LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH TỚI CÁC BẠN HỌC VIÊN, BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP, KHÁCH HÀNG ĐÃ ỦNG HỘ CHÚNG TÔI!