Lý thuyết
M&M về cơ cấu vốn được xem là lý thuyết hiện đại lý giải được quan hệ giữa
giá trị công ty, chi phí sử dụng vốn và mức độ sử dụng nợ của công ty. M&M
giả định là thị trường vốn là hoàn hảo, vì vậy sẽ không có các chi phí giao
dịch, không có chi phí phá sản và chi phí khó khốn khó tài chính và tỷ lệ vay
giống như tỷ lệ cho vay và bằng với tỷ lệ vay miễn phí. Đưa ra các giả định này
có nghĩa chỉ có một thuận lợi của việc vay tiền (nợ rẻ hơn và ít rủi ro cho nhà
đầu tư) và một bất lợi (chi phí VCSH tăng cùng với nợ vì tỷ lệ vốn vay so với
tổng vốn). Modigliani và Miller đưa ra hai mệnh đề và xem xét trong hai trường
hợp có thuế và không có thuế.
Trong
trường hợp không có thuế (tức là không có lá chắn thuế từ lãi vay) và nguy cơ
được tính hoàn toàn bằng tính không ổn định của các luồng tiền (bỏ qua khả năng
các luồng tiền có thể dừng vì vỡ nợ), giá trị công ty có vay nợ và giá trị công
ty không có vay nợ là như nhau với phương trình như sau:
VL =VU
trong đó:
VL : Tổng giá trị của doanh nghiệp sử
dụng nợ
VU
: Tổng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ.
Do đó, giá trị công ty không thay đổi khi cơ cấu
vốn của công ty thay đổi. Hay nói khác đi, việc thay đổi cơ cấu vốn không mang
lại lợi ích gì cho cổ đông. Đây chính là nội dung mệnh đề M&M số I. Mệnh đề
M&M số II cho rằng, chi phí sử dụng vốn trung bình không đổi trong khi chi
phí sử dụng vốn cổ phần tăng lên khi công ty gia tăng tỷ số nợ. Trong trường
hợp có thuế, giá trị công ty có vay nợ bằng giá trị công ty không vay nợ cộng
với hiện giá của lá chắn thuế do sử dụng nợ. Phương trình cho lý thuyết của
M&M như sau:
VL = VU+ T.D
trong đó:
VL : Tổng giá trị của doanh nghiệp sử
dụng nợ
VU : Tổng giá trị của doanh nghiệp không
sử dụng nợ.
D là tổng số nợ sử dụng, T là thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Như vậy,
việc sử dụng nợ hay sử dụng đòn bẩy tài chính làm gia tăng giá trị công ty. Sử
dụng nợ càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng tăng và gia tăng đến tối đa khi
doanh nghiệp được tài trợ 100% nợ. Đây chính là nội dung mệnh đề M&M số I
trong trường hợp có thuế. Mệnh đề M&M số II trong trường hợp có thuế cho
rằng chi phí sử dụng vốn trung bình giảm trong khi chi phí sử dụng vốn cổ phần
tăng lên khi công ty gia tăng tỷ số nợ.
Tuy nhiên, lý
thuyết M&M chưa xem xét tác động của một số chi phí khác khiến cho lợi ích
của lá chắn thuế bị giảm dần và đi đến triệt tiêu khi công ty gia tăng tỷ số
nợ. Đó chính là tác động của chi phí khốn khó tài chính. Khi công ty gia tăng
sử dụng nợ làm cho rủi ro của công ty tăng theo. Điều này làm phát sinh chi phí
khốn khó tài chính tác động đồng thời với lợi ích của lá chắn thuế. Đến một
điểm nào đó thì chi phí khốn khó tài chính sẽ vượt qua lợi ích của lá chắn
thuế. Ở điểm đó, gọi là điểm cơ cấu vốn tối ưu, giá trị công ty đạt cực đại và
chi phí sử dụng vốn trung bình đạt cực tiểu. Khi công ty tiếp tục gia tăng sử
dụng nợ, công ty sẽ vượt qua điểm tối ưu, ở đó giá trị công ty bắt đầu giảm và
chi phí sử dụng vốn trung bình của công ty bắt đầu tăng, lợi ích của lá chắn
thuế không đủ bù đắp cho chi phí khốn khó về tài chính.
Tuy nhiên, trên thực tiễn rất khó quan sát chi phí
khốn khó về tài chính và xác định được tất cả các loại chi phí có liên quan đến
chi phí khốn khó tài chính. Chỉ có những loại chi phí khốn khó tài chính trực
tiếp như chi phí luật sư, kế toán theo dõi và giải quyết phá sản mới có thể
quan sát và xác định được, còn các loại chi phí khốn khó tài chính gián tiếp
khác như chi phí do mất khách hàng, mất nhà cung cấp, mất nhân viên giỏi, mất
thời gian và công sức của ban quản lý vào việc đối phó với khó khăn tài chính
thì rất khó quan sát và xác định cụ thể.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét