Các kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ sẽ giúp bạn hạn chế được những lỗi cơ bản và nghiêm trọng hay mắc phải trong quá trình bảo vệ luận văn nhằm đạt được số điểm luận văn như mong muốn.
Kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ được đúc kết từ những buổi thuyết trình luận văn thạc sĩ trong thực tiễn, bao gồm toàn bộ các bước từ lúc chuẩn bị đến khi kết thúc buổi bảo vệ luận văn.
1. Các bước chuẩn bị cho bài thuyết trình bảo vệ luận văn thạc sĩ
Kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn là những bước bạn cần chuẩn bị trước khi đứng trước hội đồng chấm luận văn để bảo vệ luận văn thạc sĩ.
Khoảng gần 1 tháng trước ngày bảo vệ luận văn dự kiến, bạn cần nộp các loại giấy tờ liên quan đến việc bảo vệ luận văn thạc sĩ tại phòng đào tạo sau đại học, bao gồm:
Giấy đề nghị cho phép bảo vệ luận văn thạc sĩ của giảng viên hướng dẫn hoặc đơn xin bảo vệ luận văn thạc sĩ của bạn.
1. Chứng chỉ Anh Văn (B1) bản sao có công chứng.
2. Lý lịch khoa học của bạn (đã có chứng nhận của cơ quan chủ quản)
3. Bằng tốt nghiệp đại học bản sao có công chứng (Kèm theo bảng điểm).
4. 5 bản sao photo luận văn có đóng bìa mềm.
Sau khi hoàn thành bảo vệ luận văn thạc sĩ, bạn cần hoàn thành những điều sau:
5. Chỉnh sửa lại luận văn theo những gợi ý của hội đồng thẩm định (nếu có).
6. Photo 2 bản luận văn và chép nội dung vào 1 đĩa CD nộp đến bộ phận đào tạo sau đại học để lưu giữ luận văn.
Lưu ý: Tùy vào từng trường đại học mà có những quy định về hồ sơ khác nhau. Bạn cần tìm hiểu kỹ các yêu cầu của trường đại học sẽ chấm bài bảo vệ luận văn thạc sĩ của mình để thực hiện cho chính xác.
2. Cách trình bày bảo vệ luận văn thạc sĩ
Với kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ của Tổng đài Luận văn 1080, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Giới thiệu ngắn gọn về bản thân: họ tên đầy đủ, đề tài luận văn mà bạn bảo vệ.
- Sử dụng các từ nối như: Sau đây, thứ nhất, thứ hai, đầu tiên, tiếp theo, sau cùng, nếu như...thì…, vì thế, do đó… để mở vấn đề, dẫn dắt vấn đề, và kết thúc vấn đề, cũng như để chuyển từ ý này sang ý khác, chuyển từ slide này sang slide khác. Điều này sẽ giúp bài thuyết trình của bạn có tính liên kế và trôi chảy hơn.
- Vì tính chất của thuyết trình chủ yếu là nói nên bạn cần hạn chế việc đọc slide Powerpoint hay tài liệu. Hãy vận dụng kỹ năng diễn giải bằng ngôn ngữ và giọng nói tự nhiên nhất.
- Bạn nên chú ý thái độ của các giáo viên trong hội đồng chấm luận văn, nếu cảm thấy họ hơi nhàm chán với nội dung bạn đang thuyết trình, hãy lướt qua nhanh để đến với phần nội dung khác.
- Ưu tiên dành nhiều thời gian hơn để thuyết trình cho phần trọng tâm của bài luận.
- Cố gắng tương tác với hội đồng thẩm định luận văn và mọi người trong khán phòng nhiều nhất có thể bằng ánh mắt, bằng ngôn ngữ hình thể một cách tự tin và tự nhiên.
* Lưu ý: bạn chỉ có 15 phút để trình bày bài thuyết trình của mình nên bạn cần thuyết trình nhanh gọn và súc tích nhất có thể, để tránh hết thời gian mà vẫn chưa trình bày hết những gì bạn muốn nói trong luận văn.
3. Cách trình bày luận văn thạc sĩ trước hội đồng
Ngày bảo vệ luận văn thạc sĩ là ngày rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại của quá trình học tập của bạn trong một thời gian dài. Vì thế, trước khi trình bày luận văn thạc sĩ trước hội đồng, bạn cần chuẩn bị thật kỹ càng để có thể đạt được điểm số như mong muốn.
Cụ thể, theo kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ, khi trình bày trước hội đồng bạn cần chú ý những điểm sau:
3.1. Chuẩn bị bài thuyết trình
Bạn cần chuẩn bị bài thuyết trình của mình thật kỹ lưỡng trước khi bước vào phòng bảo vệ luận án trước hội đồng, bao gồm:
- Chuẩn bị file powerpoint thật đẹp, súc tích, đúng chuẩn và không bị lỗi font.
- Kiểm tra laptop để đảm bảo không bị lỗi về kỹ thuật và không hết pin.
- Chép file vào một usb dự phòng để xử lý kịp thời nếu laptop của bạn hỏng hoặc hội đồng yêu cầu dùng laptop mà họ chuẩn bị sẵn.
- Tập thuyết trình thử để đảm bảo bạn sẽ thuyết trình lưu loát và đúng thời gian quy định.
3.2. Quy định phân bổ thời gian thuyết trình:
Cũng như các sinh viên khác, bạn sẽ có tổng cộng 60 phút để thực hiện bài bảo vệ luận văn thạc sĩ của mình trước hội đồng, trong đó bao gồm thời gian dành cho thuyết trình, thời gian để hội đồng nhận xét và đặt câu hỏi, thời gian trả lời câu hỏi. Cụ thể, theo kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ của chúng tôi, các khoảng thời gian nên được phân bổ như sau:
- 15 phút đầu: Thuyết trình luận văn.
- 15 phút sau đó: Hội đồng chấm luận văn sẽ đưa ra nhận xét và các câu hỏi về bài luận văn (mỗi thầy cô thường hỏi khoảng 3 câu hoặc không hỏi).
- 30 phút còn lại: bạn sẽ trả lời và phản biện cho từng câu hỏi.
3.3. Cách trả lời câu hỏi phản biện
- Khi hội đồng đưa ra câu hỏi, bạn cần tiếp nhận một cách vui vẻ và cảm ơn cho từng câu hỏi.
- Bạn cần chuẩn bị sẵn giấy bút để ghi câu hỏi và ghi ngắn gọn các ý cho câu trả lời của bạn để tránh bỏ sót ý.
- Khi trả lời câu hỏi, bạn cần trả lời vào đúng trọng tâm, tránh trả lời lan man dài dòng.
- Bạn cần trả lời một cách bình tĩnh, tự tin và có sự giao tiếp bằng mắt với người đặt câu hỏi, cũng như ngôn ngữ hình thể phù hợp.
- Nếu câu hỏi quá khó mà bạn không thể trả lời được, bạn cứ thừa nhận điều đó với hội đồng và xin được biết câu trả lời từ họ.
4. Những lưu ý khác trong buổi thuyết trình bảo vệ luận văn thạc sĩ
- Bạn cần đến buổi thuyết trình với trang phục lịch sự, trang trọng, đầu tóc gọn gàng.
- Phong thái thuyết trình phải thật tự tin, nói to, rõ, và nhanh vừa phải. Tránh nói quá nhanh khiến người nghe không nắm được hết nội dung bạn đang nói. Ngược lại nếu bạn nói quá chậm thì sẽ gây nhàm chán và cũng không đảm bảo được thời gian.
- Nếu có thể, bạn hãy di chuyển một chút, tránh đứng yên một chỗ. Khi đó bài thuyết trình của bạn sẽ thu hút hơn rất nhiều.
- Cần thuyết trình khớp với nội dung của slide đang trình chiếu để người xem có thể theo kịp bài thuyết trình của bạn một cách tốt nhất. Vì thế bạn cần chuẩn bị một file powerpoint thật tốt, thực tập vừa nói vừa chạy slide, nắm rõ vị trí nội dung các slide để có những thay đổi kịp thời khi chạy slide sai với nội dung bạn đang nói.
- Không được quên lời cảm ơn các thầy cô trong ban hội đồng phản biện và tất cả những người đã đến tham dự buổi thuyết trình của bạn khi bạn hoàn thành xong buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ của mình
Trên đây là những kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ mà chúng tôi đúc kết được từ thực tế. Hy vọng rằng những chia sẻ này có thể giúp bạn hoàn thành tốt buổi thuyết trình bảo vệ luận án học vị thạc sĩ của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét